ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I, HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Về văn bản biểu cảm
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 139)
Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:
- Cổng trường mở ra (Lý Lan)
- Mẹ tôi (Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi)
- Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)
- Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương)
- Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 139)
Đặc điểm của một bài văn biểu cảm:
- Văn bản biểu cảm được sử dụng để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người viết với thế giới xung quanh và khơi gọi lòng đồng cảm từ người đọc.
Trong văn bản “Mẹ tôi”, nhân vật người bố thông qua hình thức bức thư đã ngợi ca tình yêu thương, đức hi sinh của người mẹ và khẳng định vai trò không gì thay thế của mẹ đối với mỗi người con. Từ đó, người cha không chỉ bộc sự buồn lòng, tức giận của mình khi thấy con vô lê với mẹ mà còn muốn con thấy được lỗi lầm và yêu cầu con xin lỗi mẹ đồng thời không cho phép con tái diễn hành động đó.
- Tình cảm được thể hiện trong văn bản biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
Tình mẹ là một tình cảm thiêng liêng, vô cùng quý giá đối với mỗi con người. Văn bản “Mẹ tôi” không chỉ khẳng định lại vai trò to lớn của tình mẹ mà còn là lời nhắc nhở tới mỗi con người, hãy viết kính trọng cha mẹ, trân trọng tình cảm gia đình. “… tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.
- Văn bản biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự và miêu tả để khơi gợi tình cảm, cảm xúc từ người đọc.
Trong văn bản “Mẹ tôi”, qua những hồi tưởng của mình, người bố khắc họa lại hình ảnh, tâm trạng, cảm xúc của mẹ khi con bị ốm. Chính việc kết hợp biện pháp tự sự và miêu tả đã giúp cho hình ảnh của người mẹ hiện lên rõ nét. Từ đó, khơi gợi được trong lòng người đọc sự biết ơn, ngưỡng mộ trước những sự hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho con của mình.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 139)
Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm:
Trong văn bản biểu cảm, yếu tố miêu tả giúp người đọc có hình dung rõ nét về đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc; từ đó giúp khơi gợi cảm xúc, tình cảm trong lòng người đọc chứ không nhằm mục đích miêu tả đầy đủ về sự vật.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 139)
Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài văn biểu cảm: Trong văn bản biểu cảm, yếu tố tự sự giúp người đọc có hình dung rõ nét về đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc; từ đó giúp khơi gợi cảm xúc, tình cảm trong lòng người đọc.
Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 139)
Khi muốn bày tỏ tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ca ngợi đối với một con người, sự vật, hiện tượng, người viết có thể nêu lên những đặc điểm của con người, sự vật, hiện tượng là
- Hồi tưởng lại những kĩ niệm trong quá khứ, suy nghĩ về hiện tại và tương lai gắn với con người, sự vật, hiện tượng đó.
- Tưởng tượng những tình huống gợi cảm gắn với con người, sự vật, hiện tượng đó.
- Vừa quan sát vừa bộc lộ những suy ngẫm, cảm xúc về con người, sự vật, hiện tượng.
Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 139)
Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi sử dụng các phương tiện tu từ là:
Phương tiện tu từ | Ví dụ trong văn bản Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi |
So sánh | - Sài Gòn trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà… - Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn. - Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai… |
Đối lập – Tương phản | - Sài Gòn vẫn trẻ - Tôi thì đương già. - Tĩnh lặng mát dịu thanh sạch – náo động. - Mẹ - con, gái – trai… |
Câu cảm, hô ngữ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc, tâm trạng. | - Đẹp quá đi, mùa xuân ơi. - Tôi yêu Sài Gòn da diết, tôi yêu phố phường, yêu cả cái tĩnh lặng… - Tôi yêu sông xanh núi tím… |
Câu hỏi tu từ | Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa...? |
Điệp | - Sài Gòn vẫn trẻ, Sài Gòn cứ trẻ. - Tôi yêu, ai cấm được… |
Nhịp điệu câu văn | - Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt,… thơ mộng. - Bấy giờ, khi chào người lớn…hóm hỉnh. |
Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi đa dạng các biện pháp tu từ được sử dụng nhằm mục đích khiến cho cảm xúc được bộc lộ một cách chân thật, tuyệt vời nhất.
Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 139)
Nội dung văn bản biểu cảm | Tình cảm, cảm xúc của người viết về đối tượng biểu cảm (một con người, sự vật, sự việc, hiện tượng,…) |
Mục đích biểu cảm | Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người viết với thế giới xung quanh và khơi gọi lòng đồng cảm từ người đọc. |
Phương tiện biểu cảm | - Văn bản biểu cảm sử dụng đa dạng các phương tiện biểu cảm: Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ… - Trong văn bản biểu cảm có thể sử dụng kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả. |
Câu 8 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 139)
Khái quát về bố cục của bài văn miêu tả:
Mở bài | - Giới thiệu về đối tượng biểu cảm (một con người, sự vật, sự việc, hiện tượng,…). - Hoàn cảnh tiếp xúc với đối tượng biểu cảm. |
Thân bài | Bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc do đối tượng biểu cảm khơi gọi lên. |
Kết bài | Nêu ấn tượng chung về đối tượng biểu cảm. |
Về văn nghị luận
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 139)
Các văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 7, học kì 2:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh.
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng.
- Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 140)
Trong đời sống, văn bản nghị luận thường được xuất hiện theo hai dạng là dạng nói và viết.
Ví dụ:
-Dạng nói:
+ Ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong cuộc hội họp, hội thảo…
+ Ý kiến trong các buổi bảo vệ luận văn, luận án.
- Dạng viết:
+ Các bài xã luận, bình luận
+ Các luận văn, luận án
+ Các tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng…
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 140)
- Trong bài văn nghị luận cần có những yếu tố cơ bản sau: luận điểm, luận cứ (dẫn chứng và lí lẽ), lập luận.
- Yếu tố quan trọng nhất là luận điểm.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 140)
- Luận điểm là những ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết trong bài văn nghị luận được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
- Trong các câu sau, những câu chứa các luận điểm là:
+ Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.
- Những câu trên là luận điểm vì trong các câu văn đó chứa đựng những ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói, chứa đựng vấn đề nghị luận:
+ Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. – Vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh. – Vấn đề nghị luận: Sức mạnh của tiếng cười trong cuộc sống.
Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 140)
- Ý kiến: “Làm văn nghị luận chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong.” Là ý kiến chưa hoàn toàn chính xác.
- Để làm văn nghị luận chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng còn cần thêm lí lẽ và lập luận thuyết phục.
- Đặc biệt, người viết cũng cần chú ý đến chất lượng của luận điểm và dẫn chứng vì
+ Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu của thực tế thì mới có sức thuyết phục.
+ Dẫn chứng chân thực, đúng đắn và tiêu biểu mới có sức thuyết cao; từ đó làm cơ sở vững chắc cho việc chứng minh luận điểm.
Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 140)
- Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai đề văn: “Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.” và “Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn”:
+ Giống nhau: Hai đề văn cùng sử dụng chung một ngữ liệu để phân tích.
+ Khác nhau: Mục đích, yêu cầu của đề bài khác nhau dẫn đến việc sử dụng thao tác lập luận khác nhau.
- Sự khác nhau giữa nhiệm vụ giải thích và chứng minh:
Giải thích | Chứng minh |
Làm sáng tỏ bản chất vấn đề giúp người đọc hiểu vấn đề nghị luận. | Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề từ đó giúp người đọc tin vào vấn đề nghị luận. |
Sử dụng lí lẽ la chủ yếu. | Sử dụng dẫn chứng là chủ yếu. |
II, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Đề 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 140)
Gợi ý:
Để chúng minh cho bạn thấy thiên nhiên đẹm lại cho ta những nguồn lợi vô tận; từ đó chúng ta cần gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên thì cần làm rõ những điều sau:
- Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe:
+ Các trò chơi điện, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện dẫn đến tình trạng yếu ớt, không khỏe mạnh. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh, liên tục.
+ Trong khí đó thiên nhiên cung cấp cho chúng ta một bầu không khí trong lành, tươi mát giúp tinh thần thêm sáng khoái, phấn chấn.
+ Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe,… giúp con người giảm thiểu những vấn đề liên quan đến thị lực.
+ Thiên nhiên cung cấp cho con người những không gian rộng, thoải mái để con người tự do vận động; từ đó tăng cường sức khỏe.
+ Những hiện tượng tự nhiên như mưa, năng, gió,… cũng giúp cho sức đề kháng của con người dược tăng cao, con người càng tiếp xúc nhiều với thiên nhiên thì khả năng thích nghi với môi trương, với thời tiết của con người càng được cải thiện. Từ đó, sức khỏe, sức chống đỡ với tự nhiên của con người ngày càng tốt hơn.
- Thiên nhiên đem lại cho con người sự hiểu biết và niềm vui vô tận:
+ Thiên nhiên chứa đựng biết bao nhiêu điều kì bí, tuyệt diệu chờ đón con người khám phám mà truyền hình không thể truyền tải hết được. Chỉ có khi con người gần gũi với tự nhiên, con người mới có thể mở mang hiểu biết của mình về thế giới tự nhiên xung quanh.
+ Thiên nhiên còn chứa đựng nhưng thử thách thách thức khả năng hiểu biết, giới hạn của con người. Chỉ khi tiếp xúc với tự nhiên con người mới có thêm nhiều cơ hội khám phả nhưng khả năng còn tiềm ẩn của bản thân.
+ Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.
+ Thiên nhiên luôn là người bạn gần gũi, đông hành với mỗi con người.
Đề 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 140)
Gợi ý:
- Giải thích các từ Hán Việt trong câu tục ngữ:
+ Nhất, nhị, tam : chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.
+ canh: canh tác
+ trì, viên, điền: lần lượt là ao, vườn, ruộng
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ đã nêu lên quan điểm quả ông cha ta về giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông: làm ao, nuôi cá sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn (trồng hoa quả), cuối cùng là làm ruộng (trồng lúa, hoa màu).
- Lời khuyên: Trong kinh tế nông nghiệp, cần ưu tiên canh tác theo mô hình nuôi cá, làm vườn trước sau đó mới tới làm ruộng. Cũng có thể kết hợp cả ba kiểu loại kết hợp cả ba hình thức canh tác để tăng hiệu quả kinh tế cũng như nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.
Đề 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 141)
Gợi ý:
Nguyễn ái Quốc không để cho Phan Bội Châu vạch tội hay mắng thét vào mặt Va-ren mà chỉ im lặng với nụ cười thoáng qua vì:
- Trong màn kịch giữa Phan Bội Châu và Va-ren, sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu đã thể hiện rõ thái độ của nhà cách mạng với Va-ren:
+ Với Phan Bội Châu, Va-ren như không có mặt, kết quả của những lời nói của Va-ren như nước đổ lá khoai; màn thuyết khách của Va-ren chỉ là trò độc diễn, độc thoại, một trò hề đang diễn ra trước mặt ông.
+ Thể hiện thái độ khinh bỉ tột cùng của Phan Bội Châu dành cho Va-ren (đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, mỉm cười một cách kín đáo, vô hình và lặng lẽ như cánh dưới cánh ruồi lướt qua vậy)
- Đồng thời cho thấy được vẻ đẹp của một nhân cách cao đẹp suốt đời hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, không ai có thể lay chuyển được tinh thần cách mạng cao cả ấy. Đây là cốt cách của một bậc trượng phu uy vũ bất năng khuất, phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di. (uy lực không thể khuất phục, giàu sang không thể làm tăng ham muốn, khó khăn không thể làm cho chuyển lòng).
Đề 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 141)
Gợi ý:
Chứng minh rằng: “Trong trích đoạn Nỗi oan hại chồng, nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phân nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác kinh rẻ”:
- Thị Kính phải chịu nỗi oan hại chồng: Cũng vì yêu chồng mà khi Thiện sĩ đã ngủ, Thị Kính chăm chú nhìn và phát hiện một chiếc râu mọc ngược với suy nghĩ rất bình thường giản dị “trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta”, Thị Kính đã qua lấy dao chém chiếc râu đó đi. Nhưng hành động đó của Thị Kính lại bị Sùng bà vu cho tội giết chồng.
- Thị Kính còn phải chịu nỗi nhục của một thân phân nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác kinh rẻ:
+ Sùng Bà không chỉ ra sức đay nghiến, mắng nhiếc, vi oan cho con dâu vì trót phải lòng người khác mà lập mưu giết chồng mà còn nhấn mạnh đến sự chênh lệch giai cấp giữa hai gia đình, nhấn mạnh sự không môn đăng hộ đối. Điều đó cho thấy việc Sùng tức giận, chửi mắng Thị Kính thực tế không hẳn vì nghĩ rằng Thị Kính có ý làm hại con bà và vì sự chênh lệch đẳng cấp xã hội giữa hai gia đình.
+ Thị Kính đã ra sức kêu oan nhưng cả bốn lần đầu tiên, không ai thấu cho nỗi oan của thị. Cả bốn lần kêu oan đầu tiên của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, làm cho con tức giận của Sùng bà đẩy lên cao chứ không ai buồn nghe thấu, buồn để tai đến lời kêu oan của nàng. Ngay cả với Thiện sĩ – người ngày đêm đầu gối tay ấp cũng không tin lời nàng bởi lẽ Thiện Sĩ chỉ là kẻ bạc nhược, đớn hèn, không dám lên tiếng, không hề có chính kiến của mình. Còn Sùng bà với bản chất độc ác, chua ngoa, luôn kinh miệt những người nghèo khổ thì hiển nhiên đâu có để lọt tai đến lời kêu oan của nàng.
+ Đỉnh điểm của nỗi nhục thân phận là khi Thị Kính phải chứng kiến cnahr người cha hiền lành của mình bị chửi mắng, làm nhục. Xung đột kịch đã được đẩy lên cao nhất khi Thị Kính không những bị đẩy vào cảnh nhà tan cửa nát, hạnh phúc gia đình bị phá vỡ, bị chửi mắng, bị vu oan, hành hạ mà còn phải chứng kiến cảnh người cha già yếu bị chính bố mẹ chồng mình làm cho nhục nhã, khổ sở. Một người cha hiền lành, lương thiện bị nhục mạ, một người cha bất lực, thương con nhưng chẳng thể làm gì hơn ngoài ôm con khóc. Hình ảnh hai cha con ôm nhau khóc là hình ảnh của những người chịu oan, đau khổ mà hoàn toàn bất lực. Đó là bi kịch điển hình của người nông dân nghèo nhất, đặc biệt là những người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ.
Đề 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 141)
a) Các trạng ngữ được sử dụng trong các câu văn và tác dụng của chúng:
- Trạng ngữ được sử dụng: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng.
- Công dụng của trạng ngữ: xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc, làm nội dung câu được đầy đủ.
b) Trường hợp dùng cụm C – V làm thành phần cụm từ trong đoạn văn trên: lòng / nồng nàn yêu nước. Cụm C – V là thành phần phụ ngữ (bổ sung ý nghĩa cho động từ có).
c) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ: lòng nồng nàn yêu nước.( Câu nếu không đảo sẽ là : lòng yêu nước nồng nàn.) Tác dụng: Nhấn mạnh tính chất “nồng nàn”, sâu sắc của tình cảm yêu nước trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
d) Trong câu cuối, tác giả đã dùng hình ảnh làn sóng mạnh để thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước. Việc sử dụng hình ảnh giúp sự liên tưởng trở nên cụ thể, rõ ràng hơn, sức mạnh như có hình dạng rõ ràng.
e) - Trong câu cuối đoạn có một loạt động từ: kết thành, lướt qua, nhấn chìm.
- Tác dụng của các động từ
+ “kết thành” thể hiện sự đoàn kết, sự liên kết chặt chẽ;
+ “lướt qua” thể hiện sự nhẹ nhàng, dễ dàng vượt qua nguy hiểm, khó khăn;
+ “nhấn chìm” thể hiện sức mạnh to lớn có thể tiêu diệt mọi thứ. (động từ dành cho những kẻ thù cướp nước, bán nước).
Các động từ đều được sử dụng một các thích hợp, được chọn lọc, có sức gợi cảm cao.
Đề 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 141)
a) Câu văn mở đầu: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
Câu văn kết đoạn: “Những cử chỉ đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
b) Tác dụng của biện pháp liệt kê trong việc chứng minh luận điểm: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những hành động, những khía cạnh cho luận điểm chính.
c) Giữa hai vế được liên kết theo mô hình "Từ...đến..." có mối liên hệ với nhau. Đó đều là các đối tượng thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau nhưng đều tham gia vào công cuộc bảo vệ đất nước. Từ đó, người đọc thấy được tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc Việt Nam.
d) Gợi ý:
Quang cảnh làng mạc ngày mùa thật vui nhộn, náo nhiệt. Từ ông mặt trời, chim chóc, cây cối cho đến con người dương như đều bừng tỉnh từ rất sớm. Từ những những bác nông dân cho đến những em nhỏ và các cụ già đều hối hả ra đồng. Mỗi người một công việc, ai nấy đều thoan thoắt, nhanh nhẹn, phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
Đề 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 142)
a) Câu văn nêu luận điểm: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”.
Các câu văn còn lại có làm nhiệm vụ giải thích luận điểm.
b) Tác giả đã giải thích vè cái hay, cái đẹp của tiếng Việt:
+ Hài hòa về âm hưởng, thanh điệu, tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
+ Có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng người Việt, thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa qua lịch sử.
Hai phẩm chất ấy đi liên với nhau, có tác động qua lại với nhau và cùng thể hiện trọn vẹn cái hay, cái đẹp của tiếng Việt.
Đề 8 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 143)
a) Trong bài văn nghị luận có thể có yếu tố miêu tả, kể chuyện hay trữ tình nhưng các yếu tố ấy không giữ vai trò quan trọng.
b) Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và đời sống con người.
c) Bài văn nghị luận nào cũng phải có luận điểm cơ bản nhưng không nhất thiết phải có hệ thống luận điểm chi tiết.
Gợi ý Văn 7 Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn siêu ngắn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ