NHỮNG TRÒ LỐ HAY VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU
Nguyễn Ái Quốc
I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách Giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 94)
Đây là một truyện ngắn kí sự nhưng thực tế là hư cấu. Truyện ngắn do tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ sự việc Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò và sắp bị xử án và Va-ren sắp nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.
Câu 2 (Sách Giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 94)
a) Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Lời hứa ấy được Ve-ren đưa do sức ép vô cùng lớn từ công luận ở Pháp và Đông Dương.
b) Lời hứa của Va-ren thực chất chỉ là một trò lừa bịp nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Tác giả đã lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren một cách châm biếm đầy sâu cay khi đã viết y hứa một cách “nửa chính thức” - tức là hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Cùng với đó, người còn đưa ra câu hỏi: “giả sử cứ cho rằng một vị toàn quyền Đông Dương mà lại ít giữ lời hứa đi chăng nữa” ngầm cho độc giả nhận rõ bộ mặt thật của những tên thực quan thực dân. Trong quá trình cai trị để có thể vơ vét được nhiều của cải, bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông Dương một cách tàn tệ, thậm chí lấy dân ta đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã không ngần ngại đưa ra những lời hứa nhưng không bao giờ thực hiện nhất là khi những lời hứa ấy lại không mang đến lợi ích cho chúng.
Câu 3 (Sách Giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 94)
Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật đã được thể hiện một cách tương phản, đối lập cực đọ:
a) Tác giả đã dành một số lượng lớn từ ngữ với hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa rõ nét tính cách nhân vật Va-ren. Trong khi đó, tác giả lại sửa dụng sự im lặng như một phương thức đối lập khi khắc họa nhân vật Phan Bội Châu. Đây là một cách viết vừa tả vừa hội rất thâm thúy sinh động và lý thú.
b) Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại cùng với những cử chỉ vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn Va-ren đã bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Mục đích chính của y nhằm thuyết phục Phan Bội Châu câu từng bỏ tư tưởng cách mạng cộng tác với chúng (thực chất là đầu hàng). Thậm chí khi còn đem cả thân thế từng là một kẻ phản bội đồng đội đồng chí trong Đảng xã hội để thuyết phục Phan Bội Châu Hãy theo lương y để có một cuộc sống sung sướng.
c) Qua sự im lặng, dửng dung, thái độ phớt lờ của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, người đọc thấy được thái độ khinh bỉ cực độ của Phan Bội Châu dành cho Va-ren. Đồng thời cũng thấy được bản lĩnh kiên cường, gan dạ, dũng cảm, hiên ngang của một nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương.
Câu 4 (Sách Giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 94)
Chi tiết về lời quả quyết của anh lính Giọng anh Nam và chi tiết về lời bàn thêm của tác giả đã nâng cao giá trị của câu chuyện. Tác giả đã đưa ra lời bình vừa hóm hỉnh, vừa sâu sắc “Nhưng cứ xét binh tình, thì đó chỉ vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu” .Không hiểu không phải vì họ họ có chung ngôn ngữ mà hai con người không hiểu nhau chỉ có thể vì họ không thể và không bao giờ có cùng tư tưởng, chí hướng, không bao giờ đi chung một con đường. Dù Va-ren có nói gì chăng nữa thì Phan Bội Châu cũng chỉ coi Va-ren là một kẻ xa lạ, một kẻ không đáng để ông tâm.
Câu 5 (Sách Giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 95)
Tác giả đã đưa ra thêm lời của một nhân chứng tưởng tượng khác (chẳng dám nêu tên) dường như đã diễn tả thái độ khinh nhiệt cực độ của Phan Bội Châu dành cho Va-ren. Lời trần thuật xen lẫn các yếu tố biện luận rất phong phú đa dạng của tác giả khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn sinh động góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lấy bịch, vừa hài hước của Varen đồng thời cũng làm rõ thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu.
Câu 6 (Sách Giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 95)
- Tính cách nhân vật Va-ren: gian trá, lố bịch, ba hoa, huênh hoang đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.
- Tính cách Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, luôn tỉnh táo trược âm mưu, sự dụ dỗ của kẻ thù, là đại diện cho khí phách dân tộc Việt Nam.
II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Giá trị nội dung, tư tưởng
“Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa thành công hình tượng hai nhân vật đại diện cho hai lực lượng hoàn toàn đối lập trong xã hội nước ta thời Pháp thuộc. Nếu như Va-ren hiện lên với sự dối trá, lố bịch đại diện cho thực dân pháp hoạt động ở Đông Dương thì hình ảnh của Phan Bội Châu lại hiện lên với sự kiên cường bất khuất xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
2. Giá trị nghệ thuật
- Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh.
- Nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện vô cùng độc đáo.
III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách Giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 95)
Trong tác phẩm, tác giả đã ngầm thể hiện rõ tình cảm yêu mến, thái độ trân trọng, cảm phục với người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Tuy không đưa ra những lời bình cụ thể nào về Phan Bội Châu cũng như không trực tiếp bày tỏ thái độ của mình đối với nhân vật này. Nhưng thông qua thủ pháp tương phản đối lập khi xây dựng hai nhân vật, qua cách mà tác giả miêu tả, bình luận về Va-ren, ta cũng thấy rõ được thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu.
Câu 2 (Sách Giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 95)
Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề có ý nghĩa rất sâu sắc. Từ “trò” thường gắn với đối tượng trẻ con nhưng khi gắn với người lớn thì nó lại có ý nghĩa mỉa mai, châm biếm vô cùng sâu cay. Dường như trong mắt Phan Bội Châu Va-ren chỉ là một đứa trẻ. “Lố” ở đây nghĩa là lố bịch, buồn cười. “Những trò lố” ở đây chính là những trò hề mà Varen đã diễn trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu nhưng cuối cùng lại tự nhận lấy chỉ là sự khinh bỉ của người tù cách mạng.
Gợi ý Văn 7 Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ