MẸ TÔI
Sơ lược về tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Tác phẩm: Mẹ tôi
I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 11)
Văn bản là lời của người bố nói với con nhưng tác giả lại đặt nhan đề bài văn là Mẹ tôi bởi lẽ: Tuy không xuất hiện trực tiếp trong bài văn mà chỉ hiện lên qua lời người bố nhưng hình ảnh mẹ là trung tâm của bài văn. Toàn bộ nội dung bài văn nhằm ngợi ca tình yêu thương, đức hi sinh của người mẹ và khẳng định vai trò không gì thay thế của mẹ đối với mỗi người con.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 12)
- Trong bức thư người bố đã tỏ thái độ vô cùng tức giận trước hành động thiếu lễ độ của En-ri-cô đối với mẹ trước mặt cô giáo.
- Người cha đã thể hiện thái độ vô cùng tức giận, cũng như đau đớn, thất vọng. Điều này được thể hiện qua những lời nói trong thư:
+ “Sự hỗn láo của con như một nhát dao dăm vào tim bố vậy!”
+ “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con"
+ “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó."
+ "con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”
+ "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 12)
- Trong truyện thông qua dòng hồi tưởng của cha En-ri-cô, hình ảnh người mẹ của En-ri-cô được hiện lên là
+ Hình ảnh người mẹ thức suốt đêm, cúi mình bên cạnh chiếc nôi trông chừng hơi thở của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩa rằng có thể mất con.
+ Người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
+ Người có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.
- Hình ảnh người mẹ hiện lên là người tình yêu thương tha thiết dành cho con, người có thể hi sinh tất cả, thậm chí cả tính mạng vì con.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 12)
Điều khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố là do:
a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
c) Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
d) Vì những lời nói chân tình và sâu sắc.
Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 12)
Bố không trực tiếp nới với En-ri-cô lại lựa chọn hình thức viết thư cho cậu vì:
- En-ri-cô vô lễ với mẹ ngay trước mặt bố mẹ và cô giáo. Người bố phải chỉ cho con thấy lỗi lầm và yêu cầu con xin lỗi mẹ đồng thời không cho phép con tái diễn hành động đó.
- Lựa chọn hình thức viết thư dù hai bố con vẫn sống cùng nhà, vẫn thường xuyên gặp mặt trực tiếp là vì viết thư là hình thức giao tiếp gián tiếp. Nó có tác dụng:
+ Với bố: kiềm chế được cảm xúc nóng giận, tránh làm tổn thương con trong lúc nóng giận đồng thời không làm tổn hại đến tình cha con mà vẫn bày tỏ được thái độ, cảm xúc và đưa ra lời dạy bảo con.
+ Với con: con sẽ không bị tổn thương vì những lời nói trong lúc nóng giận của bố, con cũng có thời gian để tự nhìn lại mình, tự thấm thía những lỗi lầm của mình. Con tự nhận thức một cách sâu sắc hành động, lời nói của mình để từ đó nhận lỗi và sửa lỗi.
- Đây là hình thức giao tiếp vừa thể hiện sự tôn trọng, yêu thương của người bố nhưng vẫn thể hiện sự nghiêm khắc, sự sát sao trong việc dạy con.
II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Giá trị nội dung
Với văn bản Mẹ tôi, tác giả A-mi-xi đã khắc họa tình yêu thương bao la, sự hi sinh lớn lao của cha mẹ đối với con cái. Đồng thời, văn bản cũng như một lời nhắc nhở mỗi người con cần biết kính trọng, biết ơn những tình cảm thiêng liêng đó.
Giá trị nghệ thuật
Bằng lập luận chặt chẽ, lời lẽ chân thành, giản dị, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao, bức thư không chỉ đã thể hiện sự buồn phiền, thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con mà con đêm lại cho con cái một bài học sâu sắc về tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái.
III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 12)
Đoạn văn thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của mẹ đối với con cái:
“Khi đã khôn lớn trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lời nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yểu đuối và không được che chở. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòhg... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ, tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương đó.”
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 12)
Gợi ý: Những việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ buồn phiền:
- Trốn học để đi chơi cùng đám bạn.
- Lỡ làm sai nhưng không có dung cảm nhận sai trước mặt bố mẹ.
- Không nghe lời khuyên của bố mẹ.
- Lười học bài dẫn đến bị điểm kém.
Hy vọng Soạn bài Mẹ tôi của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 7 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ