ican
Soạn Văn 7
Liệt kê

Soạn bài Liệt kê

Văn 7 Soạn bài Liệt kê: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Liệt kê giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

LIỆT KÊ

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

1. Thế nào là phép liệt kê

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 2, tập 2 – trang 104)

Phần im đậm trong câu văn trên là

- Xét về cấu tao: danh từ hoặc cụm danh từ.

- Ý nghĩa: cùng chỉ các đồ vật vô cùng sang trọng, quý giá bên cạnh quan lớn thể hiện sự giàu sang, xa hoa của quan lớn, nhưng chúng đều chỉ có chức năng phục vụ cho nhau cầu ăn chơi, sinh hoạt của quan.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 2, tập 2 – trang 104)

Tác dụng: vạch trần bản chất ham ăn chơi, sa hoa, trụy lạc mà không hề để tâm đến tình cảnh của nhân dân. Qua đó, tác giả tố cá, phê phán sự quan lieu, vô trách nhiêm, vô nhân tính của bè lũ quan sai đương thời.

2. Các kiểu liệt kê

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 2, tập 2 – trang 105)

Các phép liệt kê được sử dụng trong các câu:

a) tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải

→ Các đối tượng được liệt kê riêng lẻ, lần lượt.

b) tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải

→ Các đối tượng liệt kê được nhóm thành từng cặp, đối ứng với nhau theo mối quan hệ đối ứng khách quan giữa chúng.

Từ đó, ta có thể thấy, xét về cấu tạo có thể phân loại liệt kê thành liệt kê theo cwpj và liệt kê không theo cặp.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 2, tập 2 – trang 105)

Các phép liệt kê được sử dụng trong các câu:

a) tre, nứa, trúc, mai, vầu

→ Các đối tượng liệt kê bình đẳng, ngang hang với nhau về mặt ý nghĩa nên có thể thay đổi trật tự của các đối tượng liệt kê,

b) hình thành và trưởng thành (tăng tiến về thời gian)

gia đình, họ hang, làng xóm (tăng tiến về không gian)

→ Các đối tượng liệt kê có mối quan hệ tăng tiến nên không thể đổi trật tự giữa các đối tượng liệt kê.

Từ đó, xét về ý nghĩa có thể chia liệt kê thành hai kiểu liệt kê tăng tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 2, tập 2 – trang 105)

Sơ đồ phân loại phép liệt kê

 

 

II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Liệt kê sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.

Các kiểu liệt kê:

+ Xét theo cấu tạo có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

+ Xét theo ý nghĩa có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến và kiểu liệt kê không cần tiến.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 2, tập 2 – trang 106)

Các phép liệt kê được sử dụng trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”:

- Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

- Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc, yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến cho đến những những đồng bào điền chủ quyền đất ruộng cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 2, tập 2 – trang 106)

Các phép liệt kê được sử dụng trong các đoạn trích:

a) dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo xe tay phóng cật lực, đôi bà chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xưởng lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo Tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.

b) Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 2, tập 2 – trang 106)

a)Trên sân trường, mấy bạn nam đang hết mình với các trò chơi đá cầu, đá bóng, đuổi bắt,… còn mấy bạn nữ thì chuyện trò, cười nói thật ồn ã.

b) Truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa thành công hình tượng hai nhân vật với sự dối trá, nham hiểm, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp.

c) Qua tác phẩm “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” người đọc thêm yêu mến, thái độ trân trọng và cảm phục trước người chiến sĩ cách mạng kiên cường, bản lĩnh Phan Bội Châu.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Liệt kê do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (308)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy