ican
Soạn Văn 7
Kiểm tra phần Văn (trang 137)

Soạn bài Kiểm tra phần Văn

Văn 7 Soạn bài Kiểm tra phần Văn: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Kiểm tra phần Văn giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

KIỂM TRA PHẦN VĂN

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 137)

Chép một bài ca dao và phân tích tình cảm được diễn tả và các biện phép nghệ thuật được sử dụng:

- Bài ca dao:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.”

- Tình cảm, tâm trạng được diễn tả: Nỗi buồn, nỗi cô đơn, nỗi nhớ quê mẹ da diết của người con gái đi lấy chồng xa.

- Tâm trạng ấy được thể hiện qua các từ ngữ:

+ Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong một không gian, thời gian đặc biệt. Không gian là "ngõ sau", nơi khuất vắng, nơi dành cho những nỗi nhớ trộm thương thầm. Thời gian là "chiều chiều", thời điểm gợi nhắc sự đoàn tụ gia đình, càng làm nổi bật nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà của người tha hương.

+ Tâm trạng được thể hiện qua hành động: "trông về quê mẹ". Cái nhìn của người con gái cứ khắc khoải, đau đáu chứa đựng đầy sự nhớ thương hướng về nơi quê mẹ xa xôi.

+ Tâm trạng được miêu tả trực tiếp: "ruột đau chín chiều": nỗi đau nhiều bề dày xé tâm can của người con gái, vừa nhớ mẹ vừa thương cha, vừa buồn, vừa tủi cho thận phận lấy chồng xa quê của mình.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 137)

- Một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ;

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta.”

(Nguyễn Khuyến)

- Những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Giá trị nội dung: Bài thơ đã thể hiện một tình bạn đầy gần gũi, thân thiết mà đậm đàn, sắt son giữa những người bạn lâu năm. Tình bạn ấy vượt lên trên những rào cản về thời gian (lâu ngày chưa gặp bạn, tuổi đã cao), về không gian (xa xôi cách trở), về hoàn cảnh sống (sang hèn, giàu nghèo), về những quy ước xã giao thông thường. Đó là một tình bạn đẹp, trong sáng, xúc động và đáng ngưỡng mộ.

+ Giá trị nghệ thuật: Bài thơ đã xây dựng một tình huống đầy éo le và bất ngờ. Qua đó, tình bạn trong sáng, chân thành được hiện lên một cách chân thật nhất. Giọng thơ hóm hỉnh nhưng chưa đựng một tình bạn đằm thắm, thân thiết.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 137)

Hai câu thơ trong bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” (Vọng Lư sơn bộc bố) – Lý Bạch:

Phiên âm:

“Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên”

Dịch thơ:

“Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng giải ngân hà tuyệt khỏi mây”

Hai câu thơ đã khắc họa vẻ đẹp tuyệt bích của dòng thác vừa mềm mại, trữ tình, thơ mộng nhưng cũng rất đối hùng vĩ, dữ dội. Dòng nước nhìn từ xa như một tấm lụa trắng mềm mại nối giữa đất và trời, phía trước là dòng sông mênh mang. Từ đỉnh núi cao (3000 thước), sườn núi dốc đứng khiến nước chảy xuống như bay. Trong hình ảnh, người đọc dường như còn nghe thấy cả tiếng thác nước đổ ầm ầm. Qua đó, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh đẹp sắc nước hương trời mà còn thấy được tình yêu thiên nhiên sâu sắc, cái tài quan sát, liên tưởng của tác giả.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 137)

Hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh:

- Cảnh khuya: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

- Rằm tháng giêng: "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên" (Rằm xuân lồng lộng trăng soi)

Nghệ thuật miêu tả của Hồ Chí Minh được thể hiện trong hai câu thơ rất tài tình: Cùng là miêu tả ánh trăng nhưng hình ảnh trăng hiện lên trong hai bài thơ hoàn toàn khác nhau. Nếu như trong bài thơ “Cảnh khuya” hình ảnh trăng hiện lên với vẻ đẹp đan cài, quấn quýt với cây cỏ, hoa lá thì trong bài thơ “Ràm tháng giêng” ánh trăng hiện lên trông vẻ đẹp tươi mới, tròn đầu trăng sắc xuân.

Qua đó, người đọc thấy được tình yêu thiên nhiên sâu sắc, sự nhạy cảm, tâm hồn của một thi si đại tài.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 137)

Qua việc hồi tưởng lại cảnh mùa xuân trên đất Bắc, Vũ Bằng đã bộc lộ một tình cảm gắn bó nhớ nhung da diết với gia đình, với quê hương:

- Đó là nỗi nhớ những cảnh sắc thiên nhiên, phố xá cuộc sống những ngày xuân ở Hà Nội. Những cảnh vật, lễ nghi ấy mang vẻ đẹp rất riêng, rất tinh tế. Nó là bản sắc văn hóa dân tộc từ vùng đất của người Tràng An, Hà Nội nhưng đồng thời cũng là của chung đất nước quê hương ở mọi miền khác.

- Tình yêu thương quê hương bản sắc văn hóa dân tộc sâu xa mới có những cảm xúc nhạy bén về mùa xuân như vậy.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 137)

Hai câu tục ngữ: “Cái răng cái tóc là góc con người”“Học ăn, học nói, học gói, học mở” cùng khẳng định nhân cách, phẩm chất của con người được thể hiện qua những việc làm, thói quen hàng ngày nên chúng ta cần phải chú ý học (và cố gắng làm tốt) từ những gì nhỏ nhất.

Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 137)

Các luận điểm trong các văn bản nghị luận:

Bài 20. Tinh thần yeu nước của nhân dân ta.

- Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.

- Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.

Bài 21. Sự giàu đẹp của tiếng Việt:

Khẳng định tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp, là niềm tự hào của người Việt Nam.

Bài 23. Đức tinh sgianr dị của Bác Hồ:

- Khẳng định phẩm chất cao quý, không mai một theo thời gian của Hồ chủ tịch.

- Đức tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống và trong mối quan hệ với mọi người.

- Đời sống giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.

- Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.

Câu 8 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 137)

Chứng minh ý kiến: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Gợi ý:

a) Giải thích

Câu nói đã khái quát nhiệm vụ của văn chương. Nhiệm vị của văn chương không chỉ là phản ánh và mà còn sáng tạo sự sống.

- Văn chương khơi gợi trong con người những tình cảm tốt đẹp, mới mẻ mà trong cuộc sống con người chưa từng có, “gây cho ta những tình cảm ta không có”.

- Đồng thời văn chương còn giúp nuôi dương tâm hồn củ mỗi chúng ta, “luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” làm cho những tình cảm tốt đẹp trong mỗi chúng ta ngày càng trở nên sâu sắc, mạnh mẽ hơn

b) Chứng minh

- Văn chương giúp khơi gợi trong chúng ta những tình cảm con người ta chưa có:

+ Với bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Đỗ Phủ như vẽ ra trước mắt chúng ta tình cảnh tham thương của con người trong cảnh thiên tại. Đó không chỉ là bức tranh hiện thực cuộc sống của bản thân nhà thơ, của nhân dân và đất nước Trung Hoa đương thời mà qua đó tác giả còn thể hiện mong ước thiết tha, vẽ nên cảnh tượng một ngôi nhà lớn cho kẻ sĩ thiên hạ được yên hưởng thái bình. Từ đó, bài thơ khơi gợi trong mỗi chúng ta sự xót xa cho hoàn cảnh nghèo túng, bần hàn của bản thân, đau đáu với thân phận của kẻ sĩ, của nhân dân, vận mệnh hưng vong của dân tộc. Những tình cảm đó, nếu như không có văn chương sao chúng ta có thể hiểu thấu.

+ Hay nếu như không có tác phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương sao ta có thể hiểu thấu được số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài hoa, mang cả vẻ đẹp hình thể lẫn vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc nhưng vẫn phải chịu cuộc đời đầy nhưng đau thương, lênh đênh, vô định, không thể tự quyết định được số phận của mình. Nếu như không có văn chương sao ta có thể hiểu sâu sắc, từ đó cảm thông, thương xót, trân trọng những người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Văn chương làm giàu thêm những tình cảm có sẵn trong ta:

+ Với tác phẩm “Bạn đến chơi nhà” ta như hiểu thêm về tình bạn chân thành trong sáng, một tình bạn vượt qua hết mọi sự thiếu thốn về vật chất, đến với nhau chỉ với một tấm lòng chân thật.

+ Với tác phẩm “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giếng”, ta có cảm nhận rõ nét hơn về vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Từ đó ta thêm yêu vẻ đẹp hùng vĩ nhưng của rất thơ mộng của cảnh sắc dân tộc. Và hơn hết là thêm yêu, thêm kính trọng, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp tâm hồn hài hòa giữa chất chiến sĩ và thi sĩ của Chủ tích Hồ Chí Minh – vị cha già của dân tộc.

- Để hoàn thành nhiệm vụ đó, nhà văn cần biết cách quan sát cuộc sống, hòa minh vào cuộc sống để có cái nhìn chân xác, đa chiều, sâu sắc về cuộc sống đồng thời cũng phải phát huy năng lực tưởng tượng, sáng tạo để có được những tác phẩm văn chương làm tốt nhiệm vụ của nó.

- Với mỗi người, văn chương giúp gây những tình cảm chưa có và rèn luyện những tình cảm sẵn có thêm sâu sắc. Một người vốn sống cuộc sống nhỏ bé, ích kỉ khi đọc những trang văn, trang thơ có thể biết xúc động, buồn vui cùng những nhân vật trong truyện, họ đã có thêm những tình cảm mới, đã được văn chương mở rộng và khắc sâu thêm những cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày. Với nhân loại, văn chương giúp cho di sản tinh thần của nhân loại thêm giàu có, phong phú.

Câu 9 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 137)

- Phép tương phản trong nghệ thuật: là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

- Thủ pháp tương phản trong truyện Sông chết mặc bay được thể hiện trong việc xây dựng hai tình cảnh hoàn toàn trái ngược của nhân dân và lũ quan lại.

+ Trong khi hàng trăm nghìn con người từ trưa đến đêm khuya vẫn không ngừng nghỉ tích cực hộ đê nhưng sức người khó thắng được sức trời. Một không khí hoang mang, sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi bao trùm. Một tình cảnh hết sức thê thảm, đáng thương, đáng lo.

+ Một bên quan phụ trách hộ đê cùng bè lũ sai nha đang ngồi trong đình đánh tổ tôm. Lúc quan tri huyện ù một ván lớn cũng là lúc đê vơ, biết bao con người rơi vào tình cảnh bi thảm.

- Tác dụng của thủ pháp tương phản: Thủ pháp tương phản đã thể hiện rõ nét tư tưởng, tình cảm của toàn tác phẩm.

+ Đó là tiếng nói đồng cảm, thương xót, lo lắng cho số phận, tình cảnh của những người dân.

+ Đó là tiếng nói phê phán, chế giễu, mỉa mai, căm phẫn đối với bọn quan lại vô trách nhiệm đến mức vô nhân tính.

Câu 10 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 137)

Ý nghĩa sự im lặng của Phan Bội Châu trong tác phẩm “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu”:

- Trong màn kịch giữa Phan Bội Châu và Va-ren, sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu đã thể hiện rõ thái độ của nhà cách mạng với Va-ren:

+ Với Phan Bội Châu, Va-ren như không có mặt, kết quả của những lời nói của Va-ren như nước đổ lá khoai; màn thuyết khách của Va-ren chỉ là trò độc diễn, độc thoại, một trò hề đang diễn ra trước mặt ông.

+ Thể hiện thái độ khinh bỉ tột cùng của Phan Bội Châu dành cho Va-ren (đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, mỉm cười một cách kín đáo, vô hình và lặng lẽ như cánh dưới cánh ruồi lướt qua vậy)

- Đồng thời cho thấy được vẻ đẹp của một nhân cách cao đẹp suốt đời hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, không ai có thể lay chuyển được tinh thần cách mạng cao cả ấy. Đây là cốt cách của một bậc trượng phu uy vũ bất năng khuất, phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di. (uy lực không thể khuất phục, giàu sang không thể làm tăng ham muốn, khó khăn không thể làm cho chuyển lòng).

Câu 11 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 137)

Qua đoạn trích “Quan Âm Thị Kính”, em hiểu thành ngữ “Oan Thị Kính” được sử dụng để chỉ những nỗi oan nang trái, éo le không thể thanh minh, giải thích.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Kiểm tra phần Văn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (484)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy