ican
Soạn Văn 7
Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Văn 7 Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

1. Tìm hiểu đề văn nghị luận

  • Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

a) Tất cả các đề đưa ra đều có thể xem là đầu đề (đề bài) của một văn bản, bài viết.

b) Tất cả các đề văn trên đều là đề văn nghị luận vì chúng đều nêu lên một vấn đề mà người viết thể hiện chủ kiến, quan điểm của mình về vấn đề đó.

c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa với việc làm văn:

- Bàn bạc đúng vấn đề được yêu cầu trong đề bài.

- Tìm ra phương pháp làm bài phù hợp.

  • Tìm hiểu đề văn nghị luận

a) Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ.

- Đề bài nêu vấn đề: không nên tự phụ, không nên đánh giá quá cao bản thân mà khinh thường người khác.

- Đối tượng và phạm vi nghị luận: tính tự phụ là gì và vì sao không nên tự phụ trong cuộc sống.

- Khuynh hướng tư tưởng là phủ định, khuyên can, nhắc nhở mọi người không nên tự phụ.

- Đề này đòi hỏi người viết phải tìm hiểu thế nào là tính tự phụ (khái niệm, biểu hiện, tác hại,…) và có thái độ đúng đắn về tính tự phụ (phê phán tư tưởng tự phụ, khuyên nhủ, nhắc nhở mọi người,…).

b) Từ việc tìm hiểu đề trên, ta thấy, muốn làm tốt, cần tìm hiểu và xác định đúng vấn đề nghị luận, phạm vi của vấn đề nghị luận, tính chất vấn đề nghị luận.

2. Lập ý cho bài văn nghị luận

  • Xác lập luận điểm

Chớ nên tự phụ là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn vì tự phụ là một thói xấu, ảnh hưởng không tốt đến cách ứng xử của mỗi người. Vì vậy mỗi người trong chúng ta cần hiểu và tránh xa nó.

Luận điểm chính này có thể được cụ thể hóa bằng các luận điểm phụ:

- Tự phụ khiến con người trở nên tự tin quá mức dẫn đến sự tự cao tự đại, quá kiêu ngạo.

- Tự phụ dễ dẫn con người đến những hành vi ứng xử thiếu tốn trọng, coi thường những người khác, khiến cho những mối quan hệ xuyng quanh chúng ta trở nên xấu hơn.

- Tự phụ khiến lòng người hài lòng với những gì mình đang có và không giúp con người ta tiến bộ.

  • Tìm luận cứ

Chớ nên tự phụ bởi lẽ:

- Tự phụ là một thói xấu ở con người khi con người tự đánh giá giá trị của bản thân mình cao hơn những người xung quanh.

- Tự phụ khiến cho mọi người xa lánh, không gần gũi giúp đỡ và góp ý.

- Tự phụ khiến lòng người hài lòng với những gì mình đang có và không giúp con người ta tiến bộ.

  • Xây dựng lập luận

Để bày tỏ việc tán thành ý kiến nêu trong bài có thể lập luận theo trình tự sau:

- Thế nào là tự phụ?

- Những biểu hiện cụ thể của tự phụ.

- Tác hại của tự phụ.

- Khẳng định: tự phụ là thói xấu, cần tránh xa.

 

II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Đề văn nghị luận là đề văn nêu lên một vấn đề và yêu cầu người viết phải bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề đó.

Khi tìm hiểu đề bài, cần xác định:

- Xác định đúng nội dung nghị luận: xác định đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu chúng ta bàn bạc, nêu ý kiến.

- Xác định đúng giới hạn của vấn đề: xác định rõ phạm vi bàn bạc của vấn đề cần bàn bạc rộng hay hẹp, nong hay sâu,…

- Xác định đúng cách thức trình bày: xác định đúng tính chất của bài viết là giải thích, chứng minh hay bình luận.

Trong bài văn nghị luận, nội dụng được tạo bởi: luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài: “Sách là người bạn lớn của con người”

1. Tìm hiểu đề

- Đề bài nêu vấn đề: Sách là người bạn lớn của con người.

- Đối tượng và phạm vi nghị luận: bàn về sách và tác dụng to lớn của sách đối với cuộc sống của mỗi con người.

- Khuynh hướng tư tưởng của đề bài: đồng ý, khuyến khích, khích lệ mọi người tích cực đọc sách.

- Đề bài này đòi hỏi người viết có thái độ: đề cao, trân trọng sách và giá trị của sách.

2. Lập dàn ý

a) Mở bài

Sách là nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại, là món ăn tinh thần không thể thiếu cho trí tuệ và tâm hồn của mỗi con người.

b) Thân bài

- Sách giúp ta khám phá và có thêm tri thức về biết bao nhiêu điều:

+ Sự kì bí của vũ trụ.

+ Sự bí ẩn, tuyệt vời của thế giới tự nhiên.

+ Sự phong phú, tinh vi của đời sống nội tâm con người…

- Sách giúp ta tích lũy:

+ Kinh nghiệm sống.

+ Kinh nghiệm đối nhân xử thế trong cuộc sống.

- Sách giúp vượt qua:

+ Khoảng cách về thời gian để timg hiểu về quá khứ cũng như là tương lai.

+ Khoảng cách về không gian để trải nghiệm văn hóa, lịch sử, thiên nhiên,… của vô vàn các vùng đất khác nhau trên thế giới.

- Sách đem đến cho ta:

+ Niềm vui của sự hiểu biết, niềm vui thỏa mãn sự tò mò.

+ Chia sẻ, đồng cảm với những mỗi buồn trong tâm hồn mỗi chúng ta.

c) Kết bài

Sách như là một người bạn chia sẻ với chúng ta mọi điều, đồng hành với ta trong từng cung bậc cảm xúc, trong từng gia đoạn của cuộc đời. Vì vậy chúng ta không chỉ thêm yêu mà còn cần trân trọng hơn giá trị của sách.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (208)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy