DẤU GẠCH NGANG
I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Công dụng của dấu gạch ngang
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 129)
Trong mỗi câu sau, dấu gạch ngang được dùng để:
a) Dấu gạch ngang được dùng để chú thích.
b) Dấu gạch ngang dùng trước trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
c) Dấu gạch ngang dùng để liệt kê.
d) Dấu gạch ngang để nối các từ trong một liên thanh.
Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 130)
Dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng để nối các tiếng trong các từ mượn gồm nhiều tiếng.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 130)
Cách viết của dấu gạch nối khác cách viết của dấu gạch ngang ở chỗ: Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Dấu gạch ngang được dùng để:
- Phân cách thành phần chú thích với các thành phần khác trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đánh dấu các bộ phận được liệt kê.
- Nối các từ trong một liên thanh.
Dấu gạch nối khác với dấu gạch ngang ở chỗ: Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang và không phải là dấu câu. Nó chỉ được sử dụng để nối các tiếng trong các từ mượn gồm nhiều tiếng.
III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 130)
Công dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:
a) Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
b) Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
c) - Dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. (- Quan có cái mũ… chop sọ!; - Ồ!)
- Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. (… trên chop sọ! – Một chú bé…; đẹp chửa! – Một chị gái…).
d) Dùng để nối các bộ phận trong liên danh (Hà Nội - Vinh)
e) Dùng để nối các bộ phận trong liên danh (Thừa Thiên - Huế)
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 131)
Công dụng của dấu gạch nối: nối các tiếng trong các từ mượn gồm nhiều tiếng (Béc-lin, An-dát, Lo-ren).
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 131)
Đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang:
a) Nói về một nhân vạt trong vở chèo Quan Âm Thị Kính
Thị Kính – một người con gái hết lòng yêu thương chồng nhưng phải chiuj vô vàn những tủi nhục từ chính mẹ chồng của mình, bị xã hội phong kiến đầy đọa, đè nén.
b) Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.
Cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước – nơi các học sinh trên toàn đất nước không chỉ giao lưu học hỏi mà còn còn là nơi lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của tất cả các em từ khắp tất cả các vùng miền trên dải đất Việt Nam thân thương.
Gợi ý Văn 7 Soạn bài Dấu gạch ngang do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ