DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Dấu chấm lửng
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 121)
Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để
a) Biểu hiện ý liệt kê chưa hết, còn nhiều nhân vật anh hùng khác chưa kiệt kê hết.
b) Biểu thị lời nói của nhân vật bị ngắt quãng do gấp gáp, hoảng loạn trước tình thế nguy cấp.
c) Biểu thị nội dung được nhấn mạnh phía sau.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 121)
Công dụng của dấu chấm lửng:
- Biểu thị ý liệt kê chưa hết (thường đặt ở giữa câu hoặc cuối câu).
- Biểu thị lời nói bị bỏ dở, ngập ngừng, đứt quãng do cảm xúc chi phối.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, biểu thị chỗ xuất hiện của từ ngữ chứa nội dung quan trọng, gây bất ngờ hay mang hàm ý châm biếm, mỉa mai, hay tạo sự hài hước.
Dấu chấm phẩy
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 122)
Trong các câu sau, dấu chấm phẩy được dùng để:
a) Ngăn cách giữa các vế câu trong câu ghép có câu tạo phức tạp (Cốm không phải thức quà của người vội; / ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ).
b) Ngăn cách giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. (ngăn cách giữa các tiêu chuẩn đạo đức của con người được tác giả liệt kê như: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng;…)
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 122)
Công dựng của dấu chấm phẩy là
- Ngăn cách các vế câu của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
- Ngăn cách giữa các bộ phận của một phép liệt kê phức tạp.
II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Dấu chấm lửng được dùng để:
- Biểu thị ý liệt kê chưa hết (thường đặt ở giữa câu hoặc cuối câu).
- Biểu thị lời nói bị bỏ dở, ngập ngừng, đứt quãng do cảm xúc chi phối.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, biểu thị chỗ xuất hiện của từ ngữ chứa nội dung quan trọng gây bất ngờ hay mang hàm ý châm biếm, mỉa mai, hay tạo sự hài hước.
Dấu chấm phẩy được dùng để:
- Ngăn cách các vế câu của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
- Ngăn cách giữa các bộ phận của một phép liệt kê phức tạp.
III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 123)
Trong các câu dưới đây dấu chấm lửng được dùng để:
a) Biểu thị câu nói bị bỏ dở do bị sợ hãi. (Dạ, bẩm…)
b) Biểu thị lời nói bị bỏ dở (do có điều không tiện nói ra).
c) Biểu thị ý liệt kê chưa hết (Cơm, áo, vợ, con, gia đình,…)
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 123)
Công dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau:
a) Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập.
b) Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai vế câu trong câu ghép.
c) Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song và đều làm phụ ngữ cho động từ nói.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 123)
Gợi ý đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó có sử dụng dấu chẩm lửng và dấu hai chấm:
Nếu như ai đã từng một lần đặt chân đến mảnh đất Huế, người ta sẽ chẳng thể quên được sự cổ kính, uy nghi của những kiến công trình kiến trúc được phủ bóng của lịch sử; bởi sự thơ mộng, bởi cái nét lững lờ của dòng sông Hương và phải chăng còn bởi tiếng nói, tiếng hát rất đỗi ngọt ngào của những cô gái Huế. Giữa không yên tĩnh, bỗng vang lên những âm thanh du dương, trâm bổng, reo rắt của những khúc lưu thủy, kim tiền,… Hay thả hồn mình vào những làn điệu Nam buồn nghe man mác như nam ai, nam bình, nam xuân,… những điệu lý thể hiện nỗi mong chờ hoài vọng như lý hoài xuân, lý hoài nam,… Những khúc hát mang theo biết bao tâm tình của con người được gửi gắm. Ca Huế không chỉ gây xúc động bởi giai điệu, ca từ,… mà còn bởi tiếng hát, bởi tiếng đàn của các nghệ nhân. Và nếu như thiếu đi cái không gian tĩnh mịnh, nhẹ nhàng của đêm Huế, thiếu đi làn gió nhẹ, không gian trữ tình của dòng sông Hương thì quả là một sự thiếu xót. Tất cả như hòa quyện tạo nên cái riêng trong nghệ thuật ca Huế.
Gợi ý Văn 7 Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ