ican
Soạn Văn 7
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

Soạn bài Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) siêu ngắn

Văn 7 Soạn bài Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) siêu ngắn: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) siêu ngắn giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TIẾP THEO)

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 64)

Điểm giống nhau và khác nhau trong hai câu văn là

- Giống nhau: chứng đều là câu bị động.

- Khác nhau: câu (a) sử dụng từ “được” còn câu (b) thì không.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 64)

Quy tắc chuyển câu chủ động thành câu bị động:

- Cách thứ nhất: chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu (làm chủ ngữ) và thêm từ bị hay được sau từ, cụm từ.

- Cách thứ hai: chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu (làm chủ ngữ) đồng thời lược bỏ hoặc biến từ chỉ chủ thể của hành động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 64)

Những câu đó không phải là câu bị động (dù câu trong câu có từ được hay từ bị) vì cả hai câu văn đều có chủ ngữ không phải là đối tượng hành động (không có người, vật hướng vào).

 

II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Các cách chuyển câu chủ động thành câu bị động:

- Cách thứ nhất: chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu (làm chủ ngữ) và thêm từ bị hay được sau từ, cụm từ.

- Cách thứ hai: chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu (làm chủ ngữ) đồng thời lược bỏ hoặc biến từ chỉ chủ thể của hành động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 65)

Chuyển đổi các câu chủ động thành câu bị động theo hai cách:

Câu

Cách 1

Cách 2

a.

Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII.

Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII.

b.

Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.

Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.

c.

Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.

Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.

d.

Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.

Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

 

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 65)

Chuyển câu chủ động thành câu bị động sử dụng từ được/ bị:

a)Em được thầy giáo phê bình. (Không sử dụng)

Em bị thầy giáo phê bình.

b) Ngôi nhà ấy đã được người ta phá.

Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá.

c) Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.

Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp.

Câu bị động sử dụng từ “được” thường mang sắc thái ý nghĩa tích cực, trong khi đó, câu bị động sử dụng từ “bị” thường mang sắc thái tiêu cực.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 65)

- Hình thức: đoạn văn, có sử dụng một câu bị động.

- Nội dung: nói về lòng say mê văn học của em hoặc ảnh hưởng của văn học đối với em

Học sinh có thể trình bày theo gợi ý sau:

  • Lòng say mê văn học:

- Em đã say mê văn học từ khi nào?

- Lí do nào khiến em suy mê văn học? Ai hay điều gì đã khơi gọi niềm say mê văn học trong em?

- Niềm say mê văn học được biểu hiện như thế nào?

- Em sẽ làm gì để tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu, niềm mê say dành cho văn học.

  • Ảnh hưởng của văn học đối với em:

- Những tác động, ảnh hưởng của văn học đối với hiểu biết, nhận thức, tình cảm là gì?

- Những tác động đó là tích cực hay tiêu cực?

- Em sẽ làm gì để phát huy những ảnh hưởng tích cực của văn học tới em cũng như hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực (nếu có)? Em sẽ làm gì để nhiều người biết đến những ảnh hưởng tích cực của văn học?

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) siêu ngắn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (330)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy