CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I, HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Câu chủ động và câu bị động
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 57)
Chủ ngữ của các câu:
- Mọi người
- Em
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 57)
Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu:
- Mọi người – Chủ thể thực hiện hành động (hành động yêu).
- Em – Đối tượng hành động (đối tượng tiếp nhận hành động yêu từ mọi người).
2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 57)
Câu văn được lựa chọn để điền vào chỗ có dấu ba chấm là Em được mọi người yêu mến.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 57)
Câu văn được lựa chọn là câu Em được mọi người yêu mến vì câu văn trước đó đang nói về Thủy với chủ ngữ là em và câu văn tiếp theo tiếp tục nói về nhân vật Thủy nên việc sử dụng câu bị động ở đây sẽ tạo sự liên kết, thống nhất giữa các câu văn trong đoạn văn làm cho đoạn văn trở nên mạch lạc hơn.
I, KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Câu chủ động là câu có chủ ngữ (là chủ thể của hành động) chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.
Câu bị động là câu có chủ ngữ (là đối tượng của hành động) chỉ người, vật được hành động của người, vật hướng vào.
Việc chuyển đổi giữa câu chủ động và câu bị động nhằm mục đích liên kết các câu văn trong đoạn văn thành một thể thống nhất.
III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Các câu bị động được sử dụng trong đoạn trích:
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kin đáo trong rương, trong hòm.
→ Tác dụng: Tạo sự đa dạng kiểu câu trong đoạn văn, tránh nhàm chán.
- Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
→ Tác dụng: Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong một đoạn văn.
Gợi ý Văn 7 Soạn bài Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động siêu ngắn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ