CÂU ĐẶC BIỆT
I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Thế nào là câu đặc biệt?
Câu được in đậm có cấu tạo: C – Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.
Tác dụng của câu đặc biệt
Tác dụng
Câu đặc biệt | Bộc lộ cảm xúc | Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. | Xác định thời gian, nơi chốn | Gọi đáp |
Một đêm mùa xuân. Trên dòng song êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. (Nguyên Hồng) |
|
| X |
|
Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Nam Cao) |
| X |
|
|
“Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to. (Khánh Hoài) | X |
|
|
|
An gào lên: - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! - Chị An ơi! Sơn đã nhìn thấy chị. (Nguyễn Đình Thi) |
|
|
| X |
II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Câu đặc biệt thường được dùng để
- Bộc lộ cảm xúc.
- Xác định thời gian, nơi chốn cho việc tự sự hoặc miêu tả.
- Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 29)
Xác định cấc câu rút gọn và câu đặc biệt:
a) - Câu đặc biệt: Không có.
- Câu rút gọn:
+ (Các thứ của quý) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng (các thứ của quý) cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là (chúng ta) phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b) - Câu đặc biệt: Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!
- Câu rút gọn: không có.
c) - Câu đặc biệt: Một hồi còi.
- Câu rút gọn: không có.
d) - Câu đặc biệt: Lá ơi!
- Câu rút gọn:
+ (Bạn) Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
+ (Cuộc đời tôi) Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 29)
Tác dụng của câu rút gọn và câu đặc biệt:
- Câu rút gọn: Giúp cho câu văn ngắn gọn, không dài dòng và làm nổi bật thông tin cần thông báo tới người đọc (người nghe).
- Câu đặc biệt:
b) Câu đặc biệt: Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!: có tác dụng nhấn mạnh sự chậm trôi của thời gian, giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, chờ đợi, nóng lòng của người nói.
c) Câu đặc biệt: Một hồi còi. có tác dụng thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng.
d) Câu đặc biệt: Lá ơi! Có tác dựng dùng để gọi đáp.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 29)
Đoạn văn tham khảo:
Đêm trăng trên Hồ Tây
Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt…
Phan Kế Bính
Gợi ý Văn 7 Soạn bài Câu đặc biệt do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ