ican
Ngữ Văn 7
Ý nghĩa văn chương

Soạn bài Ý nghĩa văn chương

Văn 7 Soạn bài Ý nghĩa văn chương: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Ý nghĩa văn chương giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

Ý NGHĨA CỦA VĂN CHƯƠNG

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 62)

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng yêu thương dành cho muôn vật, muôn loài.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 62)

Văn chương là hình ảnh cuộc sống đầy đa dạng và phong phú. Văn chương sử dụng chất liệu từ cuộc sống thực tế, phản ánh cuộc sống. Qua văn chương, ta biết được muôn hình vạn trạng của cuộc sống vượt qua cả khoảng cách về không gian và thời gian.

Văn chương còn sáng tạo ra cuộc sống. Văn chương thể hiện những ước mơ, hi vọng niềm tin của con người về cuộc sống. Đó là một cuộc sống mà cái thiện luôn thắng cái ác, xã hội công bằng, tốt đẹp…

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 62)

Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là:

- Giúp con người có tình cảm và gợi lòng vị tha.

- Nuôi dưỡng và bồi đắp những tình cảm sẵn có; gây dựng trong con người những tình cảm tốt đẹp mới. “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có; luyện những tình cảm ta sẵn có”.

- Giúp con người lưu giữ những dấu vết của cuộc đời trước dòng chảy thời gian.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 62)

a) Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận văn chương vì nội dung của văn bản nghị luận về vấn đề nguồn gốc và công dụng của văn chương.

b) Bài văn nghị luận của Hoài Thanh có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

Ví dụ: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Với văn bản Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh đã khẳng định nguồn gốc cốt yếu của văn học chính là lòng vị tha và tình cảm yêu thương. Văn chương không chỉ là hình ảnh phản chiếu của cuộc sống muôn hình vạn trạng mà văn chương còn sáng tạo ra sự sống, “gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

2. Giá trị nghệ thuật

Hoài Thanh đã sử dụng một lỗi văn nghị luận vừa có lí lẽ thuyết phục nhưng cũng rất gàu cảm xúc và hình ảnh; từ đó không chỉ chạm đến suy nghĩ mà còn chạm đến trái tim của người đọc.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Giải thích và tìm dẫn chứng chứng minh cho quan điểm: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Gợi ý:

a) Giải thích

Câu nói đã khái quát nhiệm vụ của văn chương. Nhiệm vị của văn chương không chỉ là phản ánh và mà còn sáng tạo sự sống.

- Văn chương khơi gợi trong con người những tình cảm tốt đẹp, mới mẻ mà trong cuộc sống con người chưa từng có, “gây cho ta những tình cảm ta không có”.

- Đồng thời văn chương còn giúp nuôi dương tâm hồn củ mỗi chúng ta, “luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. làm cho những tình cảm tốt đẹp trong mỗi chúng ta ngày càng trở nên sâu sắc, mạnh mẽ hơn

b) Chứng minh

- Văn chương giúp khơi gợi trong chúng ta những tình cảm con người ta chưa có:

+ Với bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Đỗ Phủ như vẽ ra trước mắt chúng ta tình cảnh tham thương của con người trong cảnh thiên tại. Đó không chỉ là bức tranh hiện thực cuộc sống của bản thân nhà thơ, của nhân dân và đất nước Trung Hoa đương thời mà qua đó tác giả còn thể hiện mong ước thiết tha, vẽ nên cảnh tượng một ngôi nhà lớn cho kẻ sĩ thiên hạ được yên hưởng thái bình. Từ đó, bài thơ khơi gợi trong mỗi chúng ta sự xót xa cho hoàn cảnh nghèo túng, bần hàn của bản thân, đau đáu với thân phận của kẻ sĩ, của nhân dân, vận mệnh hưng vong của dân tộc. Những tình cảm đó, nếu như không có văn chương sao chúng ta có thể hiểu thấu.

+ Hay nếu như không có tác phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương sao ta có thể hiểu thấu được số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài hoa, mang cả vẻ đẹp hình thể lẫn vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc nhưng vẫn phải chịu cuộc đời đầy nhưng đau thương, lênh đênh, vô định, không thể tự quyết định được số phận của mình. Nếu như không có văn chương sao ta có thể hiểu sâu sắc, từ đó cảm thông, thương xót, trân trọng những người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Văn chương làm giàu thêm những tình cảm có sẵn trong ta:

+ Với tác phẩm “Bạn đến chơi nhà” ta như hiểu thêm về tình bạn chân thành trong sáng, một tình bạn vượt qua hết mọi sự thiếu thốn về vật chất, đến với nhau chỉ với một tấm lòng chân thật.

+ Với tác phẩm “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giếng”, ta có cảm nhận rõ nét hơn về vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Từ đó ta thêm yêu vẻ đẹp hùng vĩ nhưng của rất thơ mộng của cảnh sắc dân tộc. Và hơn hết là thêm yêu, thêm kính trọng, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp tâm hồn hài hòa giữa chất chiến sĩ và thi sĩ của Chủ tích Hồ Chí Minh – vị cha già của dân tộc.

- Để hoàn thành nhiệm vụ đó, nhà văn cần biết cách quan sát cuộc sống, hòa minh vào cuộc sống để có cái nhìn chân xác, đa chiều, sâu sắc về cuộc sống đồng thời cũng phải phát huy năng lực tưởng tượng, sáng tạo để có được những tác phẩm văn chương làm tốt nhiệm vụ của nó.

- Với mỗi người, văn chương giúp gây những tình cảm chưa có và rèn luyện những tình cảm sẵn có thêm sâu sắc. Một người vốn sống cuộc sống nhỏ bé, ích kỉ khi đọc những trang văn, trang thơ có thể biết xúc động, buồn vui cùng những nhân vật trong truyện, họ đã có thêm những tình cảm mới, đã được văn chương mở rộng và khắc sâu thêm những cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày. Với nhân loại, văn chương giúp cho di sản tinh thần của nhân loại thêm giàu có, phong phú.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Ý nghĩa văn chương do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (474)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy