ican
Ngữ Văn 7
Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) (trang 88)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Văn lập luận giải thích

Văn 7 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Văn lập luận giải thích: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Văn lập luận giải thích giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

(VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH)

I, HƯỚNG DẪN CHUNG

* Dạng bài: Bài văn nghị luận giải thích.

* Cách làm:

- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.

+ Thân bài: Nêu các luận cứ (hệ thống dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục), sử dụng lập luận thích hợp để giải thích vấn đề cần nghị luận.

+ Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung, bài học rút ra về vấn đề nghị luận.

- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện được quan điểm, ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

II, HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐỀ CỤ THỂ

Đề 1: “ Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điiêu gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước.

Văn mẫu đề 1

Gợi ý:

Mở bài: Xuân là mùa cây cối đâm chồi, nảy lộc, là mùa sự sống bắt đầu mơn mởn. Vì vậy cứ mỗi dịp xuân về đất nước ta có một phong trào mang tên "tết trồng cây" theo lời dạy của Bác Hồ: "Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".

Thân bài:

  • Giải thích:

+ Việc trồng cây thường vào mùa xuân, cây cối sinh trồi, nảy nở

+ Việc trồng cây còn có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước nữa. Việc trồng cây có ý nghĩa lớn, góp cho đất nước một mùa xuân tươi mới, xanh ngát,...

  • Việc trồng cây trong mùa xuân lại có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước rèn cho con người ý thức sống vì cộng đồng. Nó tạo cho con người tâm thế vững vàng, tự tin để bước vào một năm làm việc mới đầy hiệu quả.
  • Sống có trách nhiệm trước lời dạy của Bác Hồ.

Kết bài: Vì vậy, vâng theo lời Bác dạy, chúng em, những thế hệ trẻ luôn cố gắng học tập và lao động, trồng cây xanh, chăm sóc vườn trường; siêng năng tưới cây, nhổ cỏ, trồng thêm hoa và cây xanh cho vườn trường xinh đẹp, nơi đường làng ngõ xóm. Chúng ta hãy cùng chung tay vì một hành tinh xanh.

Đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ gì qua câu ca dao ấy.

Văn mẫu đề 2

Gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu ca dao

Dẫn dắt nêu nội dung câu ca dao

Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của câu ca dao:

+ Nghĩa đen: Nhiễu là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý. Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên. => Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo

+ Nghĩa bóng: câu tục ngữ này khuyên chúng ta đã là người trong một nước thì hay biết thương yêu nhau, san sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ... đối với nhau.

- Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?

+Đồng bào phải luôn yêu thương, đùm bọc, san sẻ với nhau, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, giúp đỡ nhau ( trong chiến tranh, mùa covid, chương trình yêu thương, từ thiện....)

- Chúng ta nên làm gì?

+ Đã là một người dân Việt Nam, con rồng cháu tiên hãy thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với những người thân yêu và với cộng đồng

Kết bài Câu ca dao không chỉ có ý răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Văn mẫu đề 3

Gợi ý:

Mở bài: Ai trong cuộc sống chắc cũng từng một lần nếm phải ít nhất một lần thật bại trong cuộc đời. Sau mỗi lần thất bại ta đều nhận ra rằng, nhờ có thất bại đó ta rút ra những bài học quý giá để trưởng thành hơn, để ít ra khi mắc lại ta không còn đi vào đó nữa. Thật đúng vậy ông cha ta đã đúc rút ra câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” quả không sai.

Thân bài:

- Giải thích câu tục ngữ.

+ Nghĩa đen: coi thất bại là người mẹ, người dạy bảo để chúng ta có được thành công, hay hiểu cách khác là thất bại có trước rồi mới đến thành công.

+ Nghĩa bóng:

Trong cuộc đời ai ko từng vấp ngã, một người thành công như Jack Ma cũng đã từng trượt đại học với số điểm 1/120,...

Thái độ của mỗi người khi vấp ngã: Có người bỏ cuộc, chán nản, rơi vào những hố sâu bóng tối nhưng có nhưng có người sau thất bại, họ rút ra đựơc những kinh nghiệm quí báu để ko còn thất bại nữa.

- Những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công, từ những bài học của sự thất bại họ đã có được thành công của chính bản thân mình, một bước lùi để tiến hàng trăm bước,..

Kết bài: Đừng buồn nếu như bạn thất bại vì đó chỉ là những thử thách để bạn vượt qua. Sau mỗi lần thất bại hãy rút ra bài học cho chính mình để không bao giờ mắc phải. Thành công nào đều cũng cần sự nỗ lực và cố gắng, chẳng con đường nào trải hoa hồng mà không đi qua trông gai.

Đề 4: Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Văn mẫu đề 4

Gợi ý:

Mở bài:

+Lời nói – ngôn ngữ giao tiếp cơ bản của con người, lời nói thể hiện những suy nghĩ, ứng xử của bản thân. Và thông qua lời nói ta có thể nhận xét được con người của một ai đó.

+ Dân gian đã đúc kết những câu nói rất hay về tầm quan trọng của lời nói như " Lời nói goi vàng", " Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."

Thân bài:

- Nghĩa đen

+ Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp.

+ Vàng là một thứ kim loại quý giá, được xem như là tài sản của con người.

=> Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị như một thứ của cải, nó quý giá

- Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy?

+ Lời nói trước hết là một phương tiên để đánh dấu một bước tiến hóa của loài người.

+ Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian.

+ Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc.

Dẫn chứng: việc thuyết phục một đối tác kí hợp đồng phải cần có những lời nói khôn khéo và thuyết phục.

+ Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ chẳng ai đánh giá cao một con người ăn nói hàm hồ, thô tục. Ngược lại, một lời nói ngọt ngào, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ được đánh giá là một người có học thức, có văn hóa.

+ Người Việt Nam rất xem trọng lễ nghĩa, thế nên mỗi khi gặp nhau người ta thường chào hỏi nhau rất lịch sự: " Lời chào cao hơn mâm cỗ"

  • Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói?

+ Lời nói là một thứ của cải vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua được. Đó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, không thể mua bán được; " Lời nói chẳng mất tiền mua"

+ Một lời nói ra thì không thể nào thu hồi lai được. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận trong việc phát ngôn : "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

+ Nói ra thì dễ nhưng nói thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Người xưa thường dạy " Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần" quả không sai.

Kết bài: Câu nói, lời chào dù chẳng mang giá trị vật chất ghê gớm nhưng lại mang giá trị tinh thần to lớn. Đây là một trong những yếu tố để tạo nên thành công, nhân cách của con người vậy ta nên nhớ rằng “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để thể hiện bản thân.

Đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

Văn mẫu đề 5

Gợi ý:

Mở bài: Học chưa bao giờ là thừa đối với tất cả mọi người. Chẳng ai trong số chúng ta nhận rằng mình biết hết mọi thứ trên đời, vậy nên chưa biết ta cần phải học và rèn luyện. Chính vì vậy nhà triết học nổi tiếng Lê – nin đã khuyên chúng ta nhất là thế hệ trẻ phải không ngừng học tập “Học, học nữa, học mãi”.

Thân bài:

- Giải thích các khái niệm:

+ "Học": là quá trích tích lũy kiến thức, học không chỉ là học từ trường lớp, thầy cô mà còn là học từ bạn bè, sách vở, từ kinh nghiệm của những người đi trước, học từ cuộc sống vvv...

+ "Học nữa": Kiến thức là bao la, vô tận, vậy nên học không chỉ một vấn đề mà phải mở rộng hiểu biết,...

+ "Học mãi": học vấn không phân biệt tuổi tác, chỉ cần có điều gì không biết ta sẽ phải học.

  • Giải thích ý nghĩa của cả câu nói: Ai cũng phải học, tiếp thu kiến thức, một là chưa đủ cần học nữa để nâng cao hiểu biết và sự nghiệp học hành sẽ theo ta mãi mãi. Học không chỉ trong sách vở mà còn cần phải học ngoài cuộc sống.
  • Vì sao lại phải "học, học nữa, học mãi":

+ Học giúp chúng ta có thêm nhiều hiểu biết, có công việc ổn định,...

+ Học giúp ta trưởng thành hơn trong suy nghĩ,...

+ Học giúp ta tự tin bước vào đời, với bạn bè, gia đình,...

  • Phê bình những đối tượng lười học, bằng lòng,...

Kết bài: Nhận ra được chân lí trong câu nói của Lênin, là chúng ta đã phần nào định hình cho mình một cuộc sống mà tự mình nhận ra nó thú vị, luôn luôn mới mẻ. Học nữa, và học mãi chính là chân lý cho việc tìm hiểu nhiều hơn, mỗi chúng ta nếu không cố gắng học tập, thì đã tự giam mình vào một cái lồng của thứ kiến thức nhỏ bé, thứ kiến thức không có giá trị.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Văn lập luận giải thích do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (486)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy