ican
Ngữ Văn 7
Từ ghép

Soạn bài Từ ghép

Ngữ Văn 7: Soạn bài Từ ghép lớp 7 chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 7 tốt hơn

Ican

TỪ GHÉP

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Các loại từ ghép

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 13)

- Trong các từ ghép:

+ Từ bà ngoại: tiếng bà tiếng chính, tiếng ngoại tiếng phụ.

+ Từ thơm phức: tiếng thơm là tiếng chính, tiếng phức là tiếng phụ.

- Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 14)

Trong các từ ghép quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính và tiếng phụ.

Nghĩa của từ ghép

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 14)

- Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà.

- Nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 14)

- Nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của từ quần, áo.

- Nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của từ trầm, bổng.

II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Phân loại từ ghép

- Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

- Từ ghép chính phụ có tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau, bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.

Nghĩa của từ ghép

- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 15)

Từ ghép chính phụ

lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.

Từ ghép đẳng lập

suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 15)

Điền thêm tiếng vào sau các tiếng để tạo từ ghép chính phụ:

bút: bút bi, bút xóa, bút chì.

ăn: ăn vụng, ăn bám

thước: thước kẻ, thước dây.

trắng: trắng xóa, trắng tinh, trắng trong.

mưa: mưa ngâu, mưa phùn, mưa rào.

vui: vui miệng, vui tai, vui mắt.

làm: làm thân, làm việc, làm quen.

nhát: nhát gan

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 15)

Điền thêm tiếng vào các tiếng sau để tạo từ ghép đẳng lập:

núi:

+ núi sông

+ núi non

mặt:

+ mặt mũi

+ mặt mày

ham:

+ ham muốn

+ ham mê

học:

+ học hành

+ học tập

xinh:

+ xinh đẹp

+ xinh tươi

tươi:

+ tươi tốt

+ tươi tỉnh

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 15)

- Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì cuốn sách và cuốn vở là là các từ ghép chính phụ, là danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được nên có thêm các số từ đằng trước nó.

- Nhưng không thể nói một cuốn sách vở, vì sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa khái quát chỉ chung cả sách và vở nên không thể kết hợp với số từ đằng trước.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 15)

a) Không phải mọi loài hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng.

b) Em Nam nói: “Cái áo dài của chị em ngắn quá”. Nói như thế là đúng vì áo dài ở đây là từ ghép chính phụ chỉ một loại áo truyền thống của người Việt Nam, phân biệt với các loại áo như áo bà ba, áo chàm, áo tứ thân,… chứ không phải là cụm từ trong đó có tính từ dài bổ sung ý nghĩa về đặc điể cho áo.

c) Không phải mọi loại cà chua đều chua cho nên có thể nói “Quả cà chua này ngọt quá”. Vì cà chua là từ ghép chính phụ chỉ một loại cà, phân biệt với các loại cà như cà pháo, cà tím,… chứ không phải là một cụm từ, trong đó, từ “chua” không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.

d) Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng là một loại được người ta nuôi trong bể để làm cảnh.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 16)

So sánh nghĩa của các từ ghép với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.

- Mát tay: dễ đạt được kết quả tốt.

+ Mát: có nhiệt độ vừa phải gây cảm giác dễ chịu.

+ Tay: một bộ phận của cơ thể nối liền với vai.

- Nóng lòng: có tâm trạng, mong muốn cao độ muốn hoàn thành một việc gì đó.

+ Nóng: có nhiệt độ cao hơn mức được coi là trung bình.

+ Lòng: bộ phận của con người, được coi là biểu tượng của mặt tâm lí.

- Gang thép: chỉ sự cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được

+ Gang: hợp kim của sắt với carbon và một số nguyên tố, thường dùng để đúc đồ vật.

+ Thép: hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ carbon.

- Tay chân: người thân tín, người tin cẩn giúp việc cho mình.

+ Tay: một bộ phận của cơ thể nối liền với vai.

+ Chân: một bộ phận của cơ thể dùng để di chuyển.

Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 16)

Phân tích các từ ghép theo cấu tạo:

máy hơi nước

 

  
  

 

than tổ ong

 

  
  

 

bánh đa nem

 

  
  

Hy vọng Soạn bài Từ ghép lớp 7 của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 7 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (233)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy