ican
Ngữ Văn 7
Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

Văn 7 Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo): Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TIẾP THEO)

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

1. Công dụng của trạng ngữ

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 45)

Các trạng ngữ được sửa dụng trong các câu:

Câu a:

- thường thường, vào khoảng đó – trạng ngữ chỉ thời gian.

- sáng dậy – trạng ngữ chỉ thời gian.

- trên giàn thiên lí – trạng ngữ chỉ nơi chốn.

- chỉ độ tám chín giờ sáng – trạng ngữ chỉ thời gian.

- trên nền trời trong trong – trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu b:

- về mùa đông – trạng ngữ chỉ thời gian.

Không thể lược bỏ các trạng ngữ trong câu vì các trạng ngữ trong câu có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính, xác định hoàn cảnh, điều kiện xảy ra sự việc, làm cho nội dung câu được đầy đủ, chính xác. Động thời, chúng còn có tác dụng nối kết các câu văn với nhau làm cho đoạn văn thêm mạch lạc.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 46)

Trong một bài văn nghị luận, trạng ngữ có vai trò bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... Từ đó, giúp hệ thống luận cứ được trình bày một cách rõ ràng theo các trật tự nhất định. Đồng thời, trạng ngữ có tác dụng nối kết giữa các câu văn, đoạn văn làm cho bài văn thêm rõ ràng, mạch lạc.

2. Tách trạng ngữ thành câu riêng

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 46)

Câu in đậm là câu đặc biệt. Đó là thành phần trạng ngữ được tách ra từ câu trước và nó bổ sung ý nghĩa về mục đích cho thành phần chính trong câu trước đó.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 46)

Việc tách câu như vậy nhằm nhấn mạnh ý của trạng ngữ (để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó), nhấn mạnh mục đích của việc tự hòa về tiếng nói của mình.

 

II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Trạng ngữ thường có các công dụng sau:

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện xảy ra sự việc được nêu trong câu, góp phần làm đầy đủ, chính xác nội dung của câu.

- Nối kết các câu văn trong đoạn văn hay nối kết các đoạn văn trong bài văn với nhau. Việc sử dụng trạng ngữ góp phần làm cho các đoạn văn, bài văn trở nên mạch lạc hơn.

Để thực hiện các mục đích tu từ như nhấn mạnh ý, bộc lộ cảm xúc, thể hiện nhịp điệu,… ta có thể tách trạng ngữ ra thành một câu riêng. Trạng ngữ được tách thành câu riêng thường là trạng ngữ đứng ở cuối câu.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 47)

Câu a: Trạng ngữ được sử dụng:

- Kết hợp các bài này lại – trạng ngữ chỉ cách thức.

- Ở loạt bài thứ nhất – trạng ngữ chỉ nơi chốn

- Ở loạt bài thứ hai – trạng ngữ chỉ nơi chốn

Tác dụng: nhấn mạnh vào vẻ đẹp của con người cũng như phong cách được thể hiện qua từng loại bài thơ của Hồ Chí Minh.

Câu b: Trạng ngữ được sử dụng: Lần đầu tiên chập chững bước đi; Lần đầu tiên tập bơi; Lần đầu tiên chơi bóng bàn; Lúc còn học phổ thông – trạng ngữ chỉ thời gian.

Tác dụng: nhấn mạnh vào thời điểm mà người viết muốn nhắc tới. Đó là những lần đầu tiên làm một việc gì đó trong cuộc đời của mỗi con người.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 47)

Câu a: Thành phần trạng ngữ được tách ra thành câu riêng: Năm 72.

Tác dụng: Nhấn mạnh vào thời điểm người lính hi sinh.

Câu b: Thành phần trạng ngữ được tách ra thành câu riêng: Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.

Tác dụng: Nhấn mạnh sự diễn ra đồng thời, song song của hai sự việc (một sự việc nằm trong thành phần chính của câu trước và một sự việc nằm trong thành phần trạng ngữ được tách ra ở câu sau).

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 47)

Gợi ý:

- Hình thức: đoạn văn, có sự dụng trạng ngữ.

- Nội dung: trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt.

+ Những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt: về ngữ âm: có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và giàu về thanh điệu; về từ vựng: gợi hình, giàu nhạc điệu; về ngữ pháp: uyển chuyển, nhịp nhàng.

+ Khả năng biểu hiện, đáp ứng nhu cầu diễn đạt tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn yêu cầu đời sống tinh thần của con người.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (408)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy