ican
Ngữ Văn 7
Thêm trạng ngữ cho câu

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu

Văn 7 Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

I, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, được thêm vào để bổ sung ý nghĩa cho cầu về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện.

Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giũa câu hoặc cuối câu. Trang ngữ được ngăn cách với thành phần chính trong câu bằng dấu phẩy khi viết và quãng nghỉ khi nói.

II, HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Đặc điểm của trạng ngữ

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 39)

Thành phần trạng ngữ trong các câu:

- Dưới bóng tre (1), đã từ lâu đời (2), người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

- Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp (3).

- Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay (4), xay năm thóc.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 39)

Các thành phần trạng ngữ bổ sung cho câu:

- (1): bổ sung ý nghĩa về nơi chốn.

- (2), (3), (4): bổ sung ý nghĩa về thời gian.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 39)

Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang những vị trí khác trong câu như: đầu câu, giữa câu, cuối câu.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 39)

Trong các câu, cụm từ mùa xuân đóng vai trò:

a) Chủ ngữ (mùa xuân của tôi) – vị ngữ (mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội, mùa xuân có mưa riêu riêu…).

b) Trạng ngữ chỉ thời gian.

c) Phụ ngữ.

d) Câu đặc biệt.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 40)

Các trạng ngữ được sử dụng trong các câu:

a) - “như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết” (Trạng ngữ chỉ cách thức).

- “khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi” (Trạng ngữ chỉ thời gian).

- “trong cái vỏ xanh kia” (Trạng ngữ chỉ nơi chốn).

- “dưới ánh nắng” (Trạng ngữ chỉ nơi chốn).

- “vì cái chất quý trong sạch của Trời” (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân).

b) “với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây” (Trạng ngữ chỉ phương tiện)

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 40)

Một số loại trạng ngữ khác:

- Trạng ngữ chỉ phương tiện

VD: Chúng tôi tới trường bằng xe đạp.

- Trạng ngữ chỉ mục đích

VD: Tôi bước lên để chào hỏi mọi người.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (230)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy