ican
Ngữ Văn 7
Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Văn 7 Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT

-Đặng Thai Mai-

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 37)

Đoạn trích có thể chia làm hai phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến qua các thời kì lịch sử): Khẳng định tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp, là niềm tự hào của người Việt Nam.

- Phần 2 (Đoạn còn lại): Chứng minh vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 37)

Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích khá rõ ràng trong các câu văn: “Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị,… qua các thời kì lịch sử.”

Các câu văn được lặp lại cấu trúc nhịp điệu và có hai vế, trong đó:

+ Vế thứ nhất: nêu lên những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt.

+ Vế thứ hai: nêu lên khả năng đáp ứng nhu cầu diễn đạt tình cảm, tư tưởng và thoat mãn yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 37)

Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra các chứng cứ:

- Tác giả đã trình bày các ý kiến của người nước ngoài về tiếng Việt.

- Tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản như:

+ Về ngữ âm: có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và giàu về thanh điệu.

+ Về từ vựng: gợi hình, giàu nhạc điệu.

+ Về ngữ pháp: uyển chuyển, nhịp nhàng.

Cái hay và cái đẹp của tiếng Việt nằm ở sự hài hòa về âm sắc, thanh điệu; sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu cũng như khả năng diễn tả chính xác mọi tâm tư, cảm xúc ngày càng phức tạp của con người.

Các chứng cứ được ra từ khách quan đến chủ quan và được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau. Từ đó, làm nổi bật lên cái hay và cái đẹp của tiếng Việt.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 37)

Sự giàu có và phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở các phương diện:

+ Về ngữ âm: có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và giàu về thanh điệu.

+ Về từ vựng: gợi hình, giàu nhạc điệu.

+ Về ngữ pháp: uyển chuyển, nhịp nhàng.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 37)

Điểm nội bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

- Kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh và bình luận.

- Hệ thống lập luận chặt chẽ: tác giả đi từ việc nêu nhận định khái quát về vấn đề, sau đó giải thích và chứng minh bằng nhiều dẫn chứng khái quát và toàn diện.

- Hệ thống câu mở rộng thành phần giúp cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích mà vẫn gắn kết, chặt chẽ, mạch lạc.

 

II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Giá trị nội dung

Qua văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, người đọc hiểu được những giá trị đẹp đẽ và cao quý của tiếng Việt mà qua đó còn thêm yêu thêm tự hào, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.

2. Giá trị nghệ thuật

Tác giả Đặng Thai Mai đã làm nổi bật sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện bằng hệ thống lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện và vô cùng phong phú.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 37)

Một vài ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

“Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta... Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói...”

(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

“Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đến mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xã hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao...”

(Xuân Diệu - Tâm sự với các em về tiếng Việt)

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

 

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

 

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 37)

Năm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng trong các bài văn, bài thơ đã học

Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

(Tục ngữ)

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

(Ca dao)

Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh.

(Tố Hữu – Lượm)

“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”.

(Võ Quảng – Vượt thác)

Bão bùng thân bọc lấy thân,

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau tre không ở riêng,

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

Chẳng may thân gãy cành rơi,

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.

Nòi tre đâu chịu mọc cong,

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Lưng trần phơi nắng phơi sương,

Có manh áo cộc tre nhường cho con.

(Nguyễn Duy – Tre Việt Nam)

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (410)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy