ican
Ngữ Văn 7
Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)

Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)

Văn 7 Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo): Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (TIẾP THEO)

I, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 192)

Nội dung trữ tình được thể hiện: Những câu thơ trên đều thể hiện vẻ đẹp của một nhân cách lớn, tấm lòng của một con người suốt đời lo nghĩ cho dân, cho nước.

Hình thức thể hiện:

- Giống nhau về thể thơ: thể thơ lục bát; phương thức biểu đạt: biểu cảm (kết hợp miêu tả, tự sự).

- Khác nhau:

+ Hai câu thơ đầu: tấm lòng lo nghĩ cho dân, cho nước của tác giả được thể hiện thông qua hình ảnh của con người suốt ngày trăn trở với nỗi ưu tư đêm khuya vẫn trằn trọc vì nỗi ưu tư dành cho dân cho nước vẫn còn đang chất chứa trong lòng.

+ Hai câu thơ sau: tấm lòng lo nghĩ cho dân, cho nước biểu hiện qua hình ảnh so sánh với nước triều dâng cuồn cuộn. Từ đó, có thể thấy nỗi lo nghĩ sục sôi trong lòng con người.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 192)

So sánh giữa hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Hồi hương ngẫu thư:

- Tình huống, hoàn cảnh nhớ quê: Lí Bạch nhớ quê khi xa quê, khi đang đứng ở nơi đát khách quê người trong đêm khuya thanh vắng không ngủ được còn Hạ Tri Chương thể hiện tình cảm với quê hương khi đã đặt chân tới quê nhà. Đứng giữa quê hương lại thành khách lạ ngay chính trên quê mình.

- Khác về tình cảm thể hiện: Lí Bạch nhớ quê da diết được khơi gợi trong đêm trăng sáng còn Hạ Tri Chương mừng mừng, tủi tủi khi được về lại quê nhà. Dẫu thời gian có thay đổi mọi thứ thì giọng quê, tình cảm dành cho quê hương cũng không bao giờ thay đổi.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 193)

So sánh hai bài thơ “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” và bài thơ Rằm tháng giêng:

Cảnh vật được miêu tả:

- Giống nhau: Cảnh đêm khuya thanh vắng với hình ảnh của trăng, của thuyền và con người.

- Khác nhau:

+ “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều”: Khung cảnh đêm trăng được gợi lên trong sự tĩnh mịch, vắng lạnh với ánh trăng tà, sương đêm. Đòng thời không gian đêm khuya thanh vắng càng được tô đậm hơn bởi âm thanh của tiếng quạ kêu, bởi âm thanh của tiếng chuông chùa từ xa vọng lại.

+ Cùng miêu tả đêm trăng nhưng đêm trăng trong “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp tròn đầy, viên mãn, tràn ngập sức sống, tràn ngập sắc xuân tươi trẻ, thanh khiết.

Từ đó, tình cảm được thể hiện trong hai bài thơ cũng có điểm khác nhau:

+ “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều”: Đó là hình ảnh của con người cô đơn, buồn bã, sầu não trong đêm khuya thanh vắng, xa lánh bụi trần tìm về nơi tĩnh lặng.

+ “Rằm tháng giêng”: vẻ đẹp của một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết. Nhưng hơn hết, đó còn là vẻ đẹp của một con người ngày đêm lo nghĩa cho dân cho nước, một phong thái ung dung, lạc quan, tự do tự tại, tràn đầy niềm tin vào tương lại tươi sáng.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một – trang 193)

Các câu đúng là:

b) Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.

c) Tùy bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.

e) Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

 

Đánh giá (310)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy