ican
Ngữ Văn 7
Ôn tập phần Văn (trang 127)

Soạn bài Ôn tập phần văn

Văn 7 Soạn bài Ôn tập phần văn: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Ôn tập phần văn giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

ÔN TẬP PHẦN VĂN

I, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Hệ thống các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7, những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm. Từ đó, chúng ta hiểu hơn về quan niệm về văn chương, đặc trưng của các thể loại văn học cũng như sự giàu đẹp của tiếng Việt.

II, HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 127)

Học kì 1

Học kì 2

1. Cổng trường mở ra

2. Mẹ tôi

3. Cuộc chia tay của những con búp bê.

4. Những câu hát về tình cảm gia đình.

5. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

6. Những câu hát than thân.

7. Những câu hát châm biếm.

8. Nam quốc sơn hà.

9. Tụng giá hoàn kinh sư.

10. Thiên Trường vãn vọng.

11. Côn Sơn ca

12. Chinh phụ ngâm khúc (trích).

13. Bánh trôi nước.

14. Qua Đèo Ngang

15. Bạn đến chơi nhà.

16. Vọng Lư Sơn bộc bố.

17. Tĩnh dạ tứ.

18. Hồi hương ngẫu thư

19. Mao ốc vị thu phong sở phá ca

20. Cảnh khuya

21. Rằm tháng giêng

22. Tiếng gà trưa

23. Một thứ quà của lúa non: Cốm

24. Sài Gòn tôi yêu

25. Mùa xuân của tôi

1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

2. Tục ngữ về con người và xã hội.

3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

4. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

5. Đức tính giản dị của Bác Hồ.

6. Ý nghĩa văn chương.

7. Sống chết mặc bay.

8. Những trò lố hay là Va –ren và Phan Bội Châu.

9. Ca Huế trên sông Hương.

10. Quan Âm Thị Kính.

 

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 128)

- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Trong đó dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc Tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng. Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.

- Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

- Thơ trữ tình là thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính chất cách điệu cao.

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng. Kết cấu: khai – thừa- chuyển – hợp. Nhịp 4/3, 2/2/3. Vần chân (7), liền (1-2), cách (2-4), bằng.

- Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: có 4 câu, mỗi câu 5 tiếng. Nhịp: 3/2, 2/3. Có thể gieo vần trắc.

- Thơ thất ngôn bát cú: gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8; có phép đối giữa câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6 (tức 4 câu giữa), có luật bằng trắc. Không theo đúng những điều trên bị coi là thất luật (không đúng luật).

- Thơ lục bát: thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca, gồm câu trên 6, câu dưới 8. Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc. Tiếng thứ hai thường là thanh bằng, tiếng thứ tư thường là thanh trắc (nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc thì tiếng thứ tư sẽ đổi thành thanh bằng). Trong câu 8 nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền (trầm), ngược lại cũng vậy.

- Thơ song thất lục bát: là thể thơ do người Việt sáng tao ra, gồm hai câu 7 chữ (song thất) tiếp đến hai câu 6 - 8 (lục bát). Bốn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định. Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ 5 của câu 7 dưới đều vần trắc. Chữ cuối của câu 7 dưới vần với chữ cuối câu 6 đều vần bằng. Chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu của câu 8 đều vần bằng. Chữ cuối của câu 8 lại vần với chữ thứ 5 của câu 7 trên của khổ sau cũng vần bằng.

- Phép tương phản trog nghệ thuật: sự đối lập trong hình ảnh, chi tiết, nhân vật…trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh 1 đối tượng hoặc cả hai.

- Phép tăng cấp: cùng với quá trình hành động, nói năng, tăng dẫn cường độ, tốc độ, mức độ, chất lượng, số lượng…

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 128)

Những tình cảm, thái độ được thể hiện trong các bài ca dao:

- Tình thân gia đình

- Tình yêu quê hương đất nước

- Tình yêu bản thể

- Thái độ mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 128)

Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội:

- Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, những kinh nghiệm về đời sống. Đó là nhưng kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình lao động sản xuất, được truyền lại cho con cháu đời sau. Qua đó, ông cha ta thể hiện thái độ yêu lao động , quý trọng tự nhiên.

- Về đời sống xã hội, các câu tục ngữ nhấn mạnh, đề cao mối quan giữa con người với con người. Thể hiện thái độ tôn vinh, đề cao những giá trị của con người. Đồng thời, cũng nhắc nhở con người về những chuẩn mức đạo đức xã hội cần tuân theo.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 128)

Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc:

- Tình yêu quê hương, đất nước. Ý thức bảo vệ gìn giữ chủ quyền của dân tộc.

- Tình yêu thiên nhiên.

- Tình bạn chân thành, đằm thắm.

- Tình yêu cuộc sống: trân trọng vẻ đẹp của con người (những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mênh).

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 128)

STT

Nhan đề văn bản

Giá trị chính về nội dung

Giá trị chính về nghệ thuật

1

Cổng trưởng mở ra (Lý Lan)

Tấm lòng thương yêu của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường.

Văn bản như những dòng nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng.

2

Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A- mi-xi)

Tấm lòng thương yêu trời biển, sự hi sinh tuyệt vời của người mẹ đối với người con; tình yêu thương, kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng của con người.

Văn biểu cảm qua hình thức một bức thư.

3

Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài)

Tình cảm gia đình vô cùng quý báu và quan trọng. Hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ tình cảm ấy.

Văn tự sự có bố cục rành mạch, hợp lí.

4

Một thứ quà của lúa non: cốm (Thạch Lam)

Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tôc: Cốm.

Văn tùy bút tinh tế, nhẹ nhàng, sâu sắc.

5

Sài Gòn tôi yêu(Minh Hương)

Nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu, nhiệt độ và nhất là phong cánh cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa của người Sài Gòn.

Nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua thể văn tùy bút.

6

Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)

Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương tha thiết của người xa quê.

Bút pháp tai hoa, tinh tế

7

Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)

Vẻ đẹp của Huế, một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, bảo tồn.

Bút kí về sinh hoạt, văn hóa: tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên sông Hương, vừa giới thiệu những làn điệu dân ca Huế bằng giọng văn trữ tình.

8

Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tôn)

Lên án gay gắt bọn quan lại phong kiến vô nhân đạo và bày tỏ niềm thương cảm vô hạn trước cảnh khổ của nhân dân

Truyện ngắn hiện đại có nghệ thuật viết phong phú, (tương phản và tăng cấp), lời văn cụ thể, sinh động.

9

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)

Vạch trần bộ mặt giả dối, tư cách hèn hạ của một tên thực dân phản bội giai cấp, đồng thời ca ngợi tư cách cao thượng, tấm lòng hi sinh vì dân vì nước của một nhà cách mạng anh hùng.

Truyện ngắn có giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng, hư cấu, xây dựng tình huống đặc biệt, khắc họa thật sắc sảo hai nhân vật hoàn toàn đối lập.

 

Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 129)

Sự giàu đẹp của tiếng Việt được thể hiện ở chỗ:

- Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp bởi nó có sự hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu. Chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho tiếng Việt. Ví dụ:

+ "Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc" - Cách gieo vần, ngắt nhịp vô cùng sống động diễn tả vòng quay cần mẫn của chiếc cối xay tre song hành cùng lịch sử ngàn đời dân tộc.

+ "Một mảnh tình riêng ta với ta" - cụm từ "ta với ta" tuy một âm mà diễn tả sự cô đơn đến tận cùng. Vẫn cụm từ ấy, nhưng trong câu thơ “Bác đến chơi đây ta với ta" - cụm từ "ta với ta" lại thể hiện sự quyện hòa giữa hai tâm hồn tri âm tri kỉ.

+ “Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phản phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.” Đoạn văn sử dụng hàng loạt các tính từ giàu sức gợi kết hợp với việc sử dụng các kiểu câu khác nhau đã thể hiện những cảm nhận vô cùng tinh tế của nhà văn về một thức quà đặc sản đất Hà Thành mỗi độ thu về - món cốm Vòng.

- Tiếng Việt là một thứ tiếng hay bởi nó rất tế nhị, uyển chuyển trong cách dùng từ, đặt câu giúp diễn đạt tư tưởng, tình cảm của con người và thỏa mãn các yêu cầu của đời sống, văn hóa nước nhà.

+ Đó là tiếng nói yêu nước, là tiếng nói của ý thức bảo vệ chủ quyền của quốc gia, dân tộc trong “Nam quốc sơn hà”.

+ Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương sử dụng một hệ thống các từ ngữ đa nghĩa: vừa gợi hình ảnh chiếc bánh trôi vừa gợi hình ảnh người phụ nữ. Đó là tiếng nói thương cảm cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Nhưng con người đẹp cả về ngoại hình lẫn phẩm chất nhưng vẫn phải chịu vô vàn nhưng khổ đau trong xã hội xưa.

Câu 8 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 129)

Những điểm chính về ý nghĩa của văn chương:

Nguồn gốc của văn chương là tình yêu thương con người, rộng ra là yêu cả muôn vật muôn loài.

- Quan điểm ấy tương đối khoa học và có cơ sở chắc chắn từ quá trình sáng tạo tác phẩm văn chương cho đến nội dung, nghệ thuật tác phẩm và quá trình tiếp nhận tác phẩm của người đọc, người nghe.

- Ví dụ:

+ Xót xa cho hoàn cảnh nghèo túng, bần hàn của bản thân, đau đáu với thân phận của kẻ sĩ, của nhân dân, vận mệnh hưng vong của dân tộc, Đỗ Phủ đã viết Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

+ Trân trọng tình bạn tri kỉ sắt son, chung thủy vượt trên mọi danh lợi, vượt qua cả những quy ước xã giao thông thường, Nguyễn Khuyến viết bài thơ Bạn đến chơi nhà.

+ Nhớ nhà, nhớ quê da diết, Lí Bạch viết Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

Văn chương, quả thật, luôn xuất phát từ những rung động nội tâm, từ tình cảm của người nghệ sĩ trước cuộc đời.

Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh và sáng tạo sự sống.

- Để hoàn thành nhiệm vụ đó, nhà văn cần biết cách quan sát cuộc sống, hòa minh vào cuộc sống để có cái nhìn chân xác, đa chiều, sâu sắc về cuộc sống đồng thời cũng phải phát huy năng lực tưởng tượng, sáng tạo để có được những tác phẩm văn chương làm tốt nhiệm vụ của nó.

- Ví dụ:

+ Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ vừa phản ánh bức tranh hiện thực cuộc sống của bản thân nhà thơ, của nhân dân và đất nước Trung Hoa đương thời đồng thời cũng thể hiện mong ước thiết tha, vẽ nên cảnh tượng một ngôi nhà lớn cho kẻ sĩ thiên hạ được yên hưởng thái bình.

+ Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài vừa là một bức tranh sống động về thế giới loài vật nhưng cũng thể hiện khao khát, ước mơ của nhà văn về một thế giới đại đồng tốt đẹp, nơi muôn vật muôn loài sống hòa hợp, yêu thương, đoàn kết với nhau.

Với mỗi người, văn chương giúp gây những tình cảm chưa có và rèn luyện những tình cảm sẵn có thêm sâu sắc. Một người vốn sống cuộc sống nhỏ bé, ích kỉ khi đọc những trang văn, trang thơ có thể biết xúc động, buồn vui cùng những nhân vật trong truyện, họ đã có thêm những tình cảm mới, đã được văn chương mở rộng và khắc sâu thêm những cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày. Với nhân loại, văn chương giúp cho di sản tinh thần của nhân loại thêm giàu có, phong phú.

Câu 9 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 129)

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng những kiến thức tiếng Việt và Tập làm văn trong quá trình đọc hiểu văn bản. Từ đó, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về nội dung, ý nghĩa của văn bản.

Ví dụ để tìm hiểu nội dung của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (Ngữ văn 7, tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt để làm rõ hơn diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ như hệ thống từ láy, ý nghĩa của ngôi kể, phương thức biểu đạt,…

Câu 10 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 129)

Đọc kĩ nhiều lần bẳng tra cứu và ghi vào sổ tay của mình những từ Hán Việt bản thân chưa hiểu rõ nghĩa.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Ôn tập phần văn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (340)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy