ican
Vật lý 6
Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực

Trọng lưc - đơn vị lực

Vật Lý 6 bài trọng lực: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa trọng lực: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI 8. TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Trọng lực

  • Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật.

  • Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  • Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.

2. Những đặc điểm của trọng lực

+ Trọng lực có:

  • Phương thẳng đứng.
  • Chiều hướng từ trên xuống dưới (hướng vào tâm Trái Đất).

3. Đơn vị của trọng lực và trọng lượng của vật

  • Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị của trọng lực (đơn vị của lực) là Niu-tơn, kí hiệu là N.
  • Trọng lượng (kí hiệu là P) của vật được gọi là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó.
  • Quả cân có khối lượng 100g (0,1 kg) thì trọng lượng của nó là 1 N. Vậy trọng lực tác dụng lên quả cân khối lượng 100 g có cường độ 1 N hay trọng lượng của quả cân đó là 1 N.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Xác định phương và chiều của trọng lực

Giả sử có một quả cân, ta có thể xác định phương và chiều của trọng lực tác dụng lên quả cân đó theo hai cách như sau:

  • Cách 1: Treo quả cân lên một sợi dây mềm (dây dọi), ta có phương của trọng lực trùng với phương của dây dọi (chính là phương thẳng đứng). Hai lực tác dụng lên vật khi đó là trọng lực và lực kéo của sợi dây. Hai lực đó cân bằng nhau, lực kéo có chiều từ dưới lên nên trọng lực có chiều từ trên xuống hướng về phía Trái Đất.
  • Cách 2: Thả quả cân ở một độ cao nào đó, ta thấy quả cân rơi từ trên xuống theo phương thẳng đứng. Khi đó quả cân chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Vậy trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống hướng về phía Trái Đất.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu hỏi C1 (trang 27 SGK Vật Lí 6):

Treo một vật nặng vào một lò xo, ta thấy lò xo bị dãn ra (H.8.1)

Lò xo tác dụng lực vào quả nặng không? Lực đó có phương và chiều như thế nào? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên.

Trả lời:

Lò xo tác dụng vào quả nặng 1 lực kéo. Lực này có phương thẳng đứng và chiều ngược lại với chiều hướng vào Trái Đất. Quả nặng đứng yên vì lực kéo của lò xo tác dụng vào đã cân bằng với trọng lượng của vật.

Câu hỏi C2 (trang 27 SGK Vật Lí 6):

Cầm một viên phấn trên cao, rồi đột nhiên buông tay ra. Điều gì chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn? Lực đó có phương chiều như thế nào?

Trả lời:

Điều chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn làm viên phấn bị rơi thẳng đứng xuống đất.

Lực đó có phương thẳng đứng và có chiều hướng từ trên xuống dưới về phía Trái Đất.

Câu hỏi C3 (trang 28 SGK Vật Lí 6):

Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

  • Lò xo bị dãn dài ra đã tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống dưới để (1)…với lực của lò xo. Lực này do (2)…tác dụng lên quả nặng
  • Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển động của nó đã bị (3)… Vậy phải có một (4)…viên phấn xuống phía dưới. Lực này do (5) ….tác dụng lên viên phấn

lực hút

Trái Đất

cân bằng

biến đổi

Trả lời:

  • Lò xo bị dãn dài ra đã tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống dưới để (1)…với lực của lò xo. Lực này do (2) Trái Đất tác dụng lên quả nặng
  • Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển động của nó đã bị (3) Biến đổi. Vậy phải có một (4) lực hút viên phấn xuống phía dưới. Lực này do (5) Trái Đất tác dụng lên viên phấn(1) Cân bằng

Câu hỏi C4 (trang 28 SGK Vật Lí 6):

Dùng từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

  • a) Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lượng của quả nặng đã (1)…. với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọng lực cũng chính là phương của (2)…tức là phương (3)……
  • b) Căn cứ vào hai thí nghiệm ở hình 8.1 và 8.2 (SGK) ta có thể kết luận là chiều của trọng lực hướng (4)…

dây dọi

thẳng đứng

từ trên xuống

cân bằng

Trả lời:

a) Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lượng của quả nặng đã (1) cân bằng với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọng lực cũng chính là phương của (2) dây dọi tức là phương (3) thẳng đứng.

b) Căn cứ vào hai thí nghiệm ở hình 8.1 và 8.2 (SGK) ta có thể kết luận là chiều của trọng lực hướng (4) từ trên xuống

Câu hỏi C5 (trang 29 SGK Vật Lí 6):

Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Trọng lực có phương (1)… và có chiều (2)…

Trả lời:

Trọng lực có phương (1) thẳng đứng và có chiều (2) từ trên xuống

Câu hỏi C6 (trang 29 SGK Vật Lí 6):

Treo một dây dọi phía trên mặt nước đứng yên của một chậu nước. Mặt nước là mặt nằm ngang

Hãy dùng 1 thước eke để tìm hiểu mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang

Trả lời:

Phương dây dọi cùng với phương mặt nước tạo thành 1 góc vuông

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 6 bài trọng lực do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (320)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy