ican
Vật lý 6
Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)

Sự sôi (tiếp theo)

Vật Lý 6 bài bài tập sự sôi tiếp theo: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa bài tập sự sôi tiếp theo: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

BÀI 29. SỰ SÔI (TIẾP THEO)

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Các đặc điểm của sự sôi

+ Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi của chất đó.

+ Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi cho dù ta có tiếp tục đun.

+ Khi xảy ra sự sôi, mặt thoáng của chất lỏng xuất hiện nhiều bọt khí nổi lên và vỡ tung.

2. Nhiệt độ sôi

+ Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.

+ Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng chất lỏng. Ở nơi áp suất mặt thoáng của chất lỏng cao (trong nồi áp suất) nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại, ở nơi áp suất mặt thoáng của chất lỏng thấp thì nhiệt độ sôi giảm. Càng lên cao áp suất mặt thoáng chất lỏng càng giảm.

Bảng nhiệt độ sôi của một số chất

Chất

Nhiệt độ sôi (°C)

Ête

35

Rượu

80

Nước

100

Thủy ngân

357

Đồng

2580

Sắt

3050

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Khai thác đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian của quá trình sôi.

Bước 1: Nhận xét hình dạng của đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian.

Bước 2:

+ Xác định nhiệt độ sôi: nếu đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian có hai đoạn nằm ngang ứng với hai nhiệt độ khác nhau thì ứng với giá trị nhiệt độ thấp là nhiệt độ nóng chảy và ứng với giá trị nhiệt độ cao hơn là nhiệt độ sôi.

+ Xác định tên chất: tra bảng nhiệt độ nóng chảy hay bảng nhiệt độ sôi của các chất ra sẽ suy ra được chất đó là chất gì.

+ Xác định thể của chất:

- Đường biểu diễn ở dưới nhiệt độ nóng chảy chất ở trạng thái rắn.

- Đường biểu diễn nằm ngang ứng với nhiệt độ nóng chảy, chất ở trạng thái cả lỏng và rắn.

- Đường biểu diễn ở trên nhiệt độ nóng chả và dưới nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái lỏng.

- Đường biểu diễn nằm ngang ứng với nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái cả lỏng cả khí (hơi).

- Đường biểu diễn nằm trên nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái khí (hơi).

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Số liệu tham khảo cho bảng nhận xét 28.1

Thời gian theo dõi

Nhiệt độ nước (°C)

Hiện tượng trên mặt nước

Hiện tượng trong lòng nước

0

40

I

A

1

44

I

A

2

50

I

A

3

56

I

A

4

64

I

A

5

71

I

A

6

76

II

B

7

84

II

B

8

89

II

C

9

94

II

C

10

99

II

C

11

100

III

D

12

100

III

D

13

100

III

D

14

100

III

D

15

100

III

D

 

Câu C1 (trang 87 SGK Vật Lí 6):

Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình?

Trả lời:

Tùy thuộc vào nhiệt kế được sử dụng trong thí nghiệm để đưa ra câu trả lời.

Với thí nghiệm đã thực hiện ở bài 28 và bảng số liệu tham khảo 28.1 ở trên thì bắt đầu thấy các bọt khí ở đáy bình từ khoảng nhiệt độ 40°C.

Câu C2 (trang 87 SGK Vật Lí 6):

Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước?

Trả lời:

Với thí nghiệm đã thực hiện ở bài 28 và bảng số liệu tham khảo 28.1 ở trên thì bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước từ khoảng nhiệt độ 76°C.

Câu C3 (trang 87 SGK Vật Lí 6):

Ở nhiệt độ nào xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều (nước sôi)?

Trả lời:

Với thí nghiệm đã thực hiện ở bài 28 và bảng số liệu tham khảo 28.1 ở trên thì xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên tới mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều ở khoảng từ 99°C.

Câu C4 (trang 87 SGK Vật Lí 6):

Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước có tăng không?

Trả lời:

Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước không tăng, giữ nguyên ở mức nhiệt độ là 100°C.

Câu C5 (trang 87 SGK Vật Lí 6):

Trong cuộc tranh luận của Bình và An dưới đây, ai đúng, ai sai?

Bình và An đang đun nước, Bình chợt reo lên:

– A! Nước sôi rồi, tắt lửa đi thôi!

An ngắt lời Bình:

– Nước sôi rồi, nhưng cứ đun thêm ít nữa cho nó nóng già hơn.

Bình khẳng định:

– Nước đã sôi, thì dù có đun mãi, nước cũng không nóng hơn lên đâu!

An cãi lại:

– Vô lí! Mình vẫn tiếp tục đun thì nước vẫn phải tiếp tục nóng lên chứ!

Trả lời:

Trong quá trình nước sôi thì nhiệt độ của nước không thay đổi. Do đó trong cuộc tranh cãi của Bình và An thì Bình đúng, An sai.

Câu C6 (trang 87 SGK Vật Lí 6):

Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

a) Nước sôi ở nhiệt độ (1)……………. Nhiệt độ này gọi là (2)……………… của nước.

b) Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước (3)…………….

c) Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các (4)…………… vừa bay hơi trên (5)…………….

100°C gần 100°C

thay đổi, không thay đổi.

nhiệt độ sôi;

bọt khí;

mặt thoáng.

Trả lời:

a) Nước sôi ở nhiệt độ (1) 100°C. Nhiệt độ này gọi là (2) nhiệt độ sôi của nước.

b) Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước (3) không thay đổi.

c) Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các (4) bọt khí vừa bay hơi trên (5) mặt thoáng.

Câu C7 (trang 88 SGK Vật Lí 6):

Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ?

Trả lời:

Người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ vì hơi nước sôi ở một nhiệt độ xác định (100°C) và không thay đổi trong suốt quá trình nước sôi.

Câu C8 (trang 88 SGK Vật Lí 6):

Tại sao đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu?

Trả lời:

+ Giới hạn đo của nhiệt kế thủy ngân là 130°C > 100°C.

+ Giới hạn đo của nhiệt kế rượu là 50°C < 100°C.

Để đo được nhiệt độ của hơi nước sôi thì phải chọn nhiệt kế có giới hạn đo lớn hơn nhiệt độ sôi của nước (> 100°C) do đó người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân.

Câu C9 (trang 88 SGK Vật Lí 6):

Hình 29.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước khi được đun nóng. Các đoạn AB và BC của đường biểu diễn ứng với những quá trình nào?

 

hình 29.1

Trả lời:

Đoạn AB biểu diễn quá trình tăng nhiệt độ của nước (từ 0°C lên 100°C) trong thời gian đun là 10 phút.

Đoạn BC biểu diễn quá trình sôi của nước (nước sôi ở 100°C) và thời gian sôi là: (20 – 10) = 10 phút.

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 6 bài bài tập sự sôi tiếp theo do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (288)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy