ican
Vật lý 6
Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)

Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)

Vật Lý 6 bài sự nóng chảy và sự đông đặc vật lý 6 tiếp theo: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa sự nóng chảy và sự đông đặc vật lý 6 tiếp theo: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI 25. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (TIẾP THEO)

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Sự đông đặc

+ Định nghĩa: Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Quá trình đông đặc là quá trình ngược lại của quá trình nóng chảy.

+ Đặc điểm:

- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định (trừ thủy tinh, nhựa, nhựa đường …). Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc.

- Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

- Đối với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

- Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

- Phần lớn các chất có thể tích ở dạng đông đặc nhỏ hơn thể tích ở dạng lỏng (trừ nước, đồng, gang ...)

2. Mối liên hệ giữa quá trình đông đặc và quá trình nóng chảy

Sự nóng chảy và sự đông đặc là hai quá trình ngược nhau.

3. Một số ứng dụng của hiện tượng nóng chảy và đông đặc trong thực tế

Đúc tượng đồng

Làm sô cô la

Làm đá

Trong việc đúc tượng đồng có quá trình nóng chảy và đông đặc. Đầu tiên là nóng chảy đồng rồi bỏ vào khuôn, sau đó để cho nó đông đặc thành tượng đồng.

Trong việc làm một số loại bánh kẹo như sô cô la có quá trình nóng chảy và đông đặc. Đầu tiên là nóng chảy sô cô la rồi bỏ vào khuôn, sau đó để cho nó đông đặc thành các viên kẹo sô cô la.

Trong việc đá viên hoặc làm kem có đông đặc. Bỏ đá vào khuôn, sau đó để vào ngăn đông của tủ lạnh để nước đông đặc thành các đá.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Giải thích các hiện tượng trong đời sống liên quan đến sự đông đặc.

Dựa vào định nghĩa và các đặc điểm của hiện tượng đông đặc:

- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

- Nhiệt độ đông đặc của mỗi chất là xác định.

- Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

- Các chất khác nhau thì có nhiệt độ đông đặc khác nhau

- Đối với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

- Phần lớn các chất có thể tích ở dạng đông đặc nhỏ hơn thể tích ở dạng lỏng

- Nước, đồng, gang ...có thể tích ở dạng đông đặc lớn hơn thể tích ở dạng lỏng

Dạng 2. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của vật đông đặc.

Bước 1: Vẽ hai trục vuông góc

+ Trục nằm ngang là trục thời gian, vạch gốc trục thời gian ghi số 0.

+ Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ, vạch gốc trục nhiệt độ ghi nhiệt độ nhỏ nhất trong bảng số liệu.

Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn nhiệt độ tương ứng với thời gian.

Bước 3: Nối các điểm biễu diễn nhiệt độ tương ứng với thời gian đã xác định ở bước 2, ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của vật trong quá trình đông đặc.

Dạng 3. Khai thác dữ liệu từ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của vật đông đặc.

Bước 1: Nhận dạng đường biểu diễn quá trình đông đặc.

Nếu đường biểu diễn có dạng đường thẳng nằm ngang giữa hai đường xiên hướng xuống thì đây là đường biểu diễn có chứa quá trình đông đặc của chất.

Bước 2: Xác định nhiệt độ đông đặc

Giá trị nhiệt độ tương ứng với đoạn nằm ngang là nhiệt độ đông đặc

Bước 3: Xác định chất được chuyển thể và thể của chất.

+ Tra bảng nhiệt độ đông đặc của một số chất ra sẽ suy ra được chất đó là chất gì.

+ Đường biểu diễn ở dưới nhiệt độ đông đặc, chất ở thể rắn.

+ Đường biểu diễn nằm ngang ứng với nhiệt độ đông đặc, chất ở hai thể rắn và lỏng.

+ Đường biểu diễn ở trên nhiệt độ đông đặc chất ở thể lỏng.

Bước 4: Xác định thời gian đông đặc

Thời gian đông đặc = Thời điểm kết thúc đông đặc – Thời điểm bắt đầu đông đặc.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu C1 (trang 78 SGK Vật Lí 6):

Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc?

Trả lời:

Nhiệt độ băng phiến giảm dần đến 80°C thì băng phiến bắt đầu đông đặc.

Câu C2 (trang 78 SGK Vật Lí 6):

Trong khoảng thời gian sau, dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì?

– Từ phút 0 đến phút thứ 4;

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7;

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15?

Trả lời:

– Từ phút 0 đến phút thứ 4: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng xuống (đoạn DC).

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang (đoạn CB).

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng xuống (đoạn BA).

Câu C3 (trang 78 SGK Vật Lí 6):

Trong các khoảng thời gian sau, nhiệt độ của băng phiến thay đổi thế nào?

– Từ phút 0 đến phút thứ 4;

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7;

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15?

Trả lời:

– Từ phút 0 đến phút thứ 4: nhiệt độ của băng phiến giảm dần.

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: thì nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: nhiệt độ của băng phiến tiếp tục giảm.

Câu C5 (trang 76 SGK Vật Lí 6):

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau

70°C ; 80°C ; 90°C

Bằng; lớn hơn; nhỏ hơn

Thay đổi; không thay đổi

a) Băng phiến đông đặc ở (1)… Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc (2)… nhiệt độ nóng chảy.

b) Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến (3)…

Trả lời:

a) Băng phiến đông đặc ở (1) 80°C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc (2) bằng nhiệt độ nóng chảy.

b) Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến (3) không thay đổi.

Câu C5 (trang 78 SGK Vật Lí 6):

Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào?

Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?

Trả lời:

Đường biểu diễn ở hình 25.1 là biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước đá.

Sự thay đổi nhiệt độ và thể của nước đá được mô tả cụ thể trong bảng sau:

Thời gian đun

(phút)

Nhiệt độ

(°C)

Thể

rắn hay lỏng

Thời gian đun (phút)

0

- 4

Rắn

0

1

0

Rắn và lỏng

1

2

0

Rắn và lỏng

2

3

0

Rắn và lỏng

3

4

0

Rắn và lỏng

4

5

2

Lỏng

5

6

4

Lỏng

6

7

6

Lỏng

7

 

– Từ phút 0 đến phút thứ 1: nhiệt độ của nước đá tăng dần từ −4°C đến 0°C (thể rắn)

– Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4: nhiệt độ của nước đá không đổi, nước đá đang nóng chảy (tồn tại ở cả thể rắn và thể lỏng).

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: nhiệt độ của nước đá tăng (thể lỏng)

Câu C6 (trang 79 SGK Vật Lí 6):

Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?

Trả lời:

Trong việc đúc tượng đồng xảy ra 2 quá trình chuyển thể là sự nóng chảy và sự đông đặc.

– Sự nóng chảy: chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi nung đồng trong lò đúc

– Sự đông đặc: chuyển từ thể lỏng sang thể rắn, khi làm nguội đồng trong khuôn đúc.

Câu C7 (trang 79 SGK Vật Lí 6):

Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ?

Trả lời:

Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ là vì nhiệt độ tan của nước đá là xác định ở 0°C và trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không thay đổi. Bên cạnh đó nước đá là vật liệu có sẵn, dễ tìm, không độc hại, hoàn toàn phù hợp cho việc làm thí nghiệm.

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 6 bài sự nóng chảy và sự đông đặc vật lý 6 tiếp theo do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (472)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy