ican
Vật lý 6
Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

Đo thể tích chất lỏng

Vật Lý 6 bài đo thể tích chất lỏng: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa đo thể tích chất lỏng: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

BÀI 3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Đơn vị đo thể tích

  • Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (ℓ)
  • Ngoài ra còn dùng: Đềximét khối (dm3); xentimét khối (cm3) = 1 cc; milimét khối (mm3); mililít (mℓ);

Đổi đơn vị: 1 ℓ = 1 dm3; 1 mℓ = 1 cm3 = 1 cc

1 m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3 = 1000000000 mm3 = 1000000 mℓ = 1000000 cc

2. Đo thể tích chất lỏng

  • Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích chất lỏng đó với một thể tích khác đã được chọn làm đơn vị.
  • Để đo thể tích chất lỏng ta dùng các bình có các vạch chia (gọi là bình chia độ), ca đong hay can…

Trên mỗi bình chia độ đều có:

  • Giới hạn đo (GHĐ) của bình là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.
  • Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
  • Trên ca đong hay can có GHĐ nhưng có thể có hoặc không có các vạch chia (có thể có hoặc không ĐCNN).
  • Lưu ý: Trên một cái can có ghi 2 thì ta hiểu can đo đựng được chất lỏng có thể tích tối đa là 2 hay còn gọi là dung tích của can là 2 ℓ.

3. Cách đo thể tích

Muốn đo thể tích chất lỏng cho chính xác ta tuân theo các bước sau:

  • Ước lượng thể tích cần đo.
  • Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
  • Đặt bình chia độ thẳng đứng.
  • Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.
  • Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Đổi đơn vị đo

Bảng đơn vị đo thể tích là một phần kiến thức cần ghi nhớ để có thể áp dụng các bài toán đo thể tích hay tiến hành đổi đơn vị thể tích nhanh nhất. Bao gồm những đơn vị đo độ dài cơ bản, phổ thông hiện nay

mét khối

m3

1 m3 = 1000 dm­­3 = 1.000.000 cm3

đềximét khối

dm3

1 dm3 = 0,001 m3 = 1 lít

xentimét khối

cm3

1 cm3 = 0,000001 m3

milimét

mm3

1 mm3 = 0,000000001 m3

lít

1 ℓ = 1 dm3 = 0,001 m3

mililít

mℓ

1 mℓ = 1 cm3 = 1 cc = 0,001 ℓ = 0,000001 m3

Dạng 2. Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình hay can đo

Bước 1: Quan sát dụng cụ đo, tìm đơn vị đo được ghi trên thước.

Bước 2:

  • Đọc GHĐ của bình là giá trị lớn nhất được ghi trên bình.
  • Xác định khoảng cách (d) giữa hai giá trị gần nhất được ghi trên bình và số vạch (n) giữa hai giá trị đó.
  • ĐCNN của bình được tính là ĐCNN = \(\frac{d}{{n - 1}}\)

Dạng 3. Ước lượng và chọn bình chia độ thích hợp

+ Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán thể tích cần đo khoảng bao nhiêu.

+ Chọn bình chia độ:

  • Thể tích cần đo lớn: Chọn thước đo có GHĐ lớn sao cho số lần thực hiện đo là ít nhất (Nếu có hai bình đo cùng GHĐ thì ta chọn bình đo có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất).
  • Thể tích cần đo nhỏ: Cần có độ chính xác cao nên ta chọn bình đo có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất và có tiết diện đáy nhỏ.

4. Cách đặt bình và đọc kết quả

  • Đặt bình chia độ thẳng đứng trên mặt phẳng nằm ngang.
  • Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.
  • Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng theo công thức:

V = N + (n’.ĐCNN)

  • Trong đó: N là giá trị nhỏ ghi trên bình mà ở gần mực chất lỏng, n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu hỏi C1 (trang 12 SGK Vật Lí 6):

Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây:

1 m3 = (1)… dm3 = (2)… cm3

1 m3 = (3)… lít = (4)… mℓ = (5)… cc.

Trả lời:

1 m3 = (1) 1000 dm3 = (2) 1000000 cm3

1 m3 = (3) 1000 lít = (4) 1000000 mℓ = (5) 1000000 cc.

Câu hỏi C2 (trang 12 SGK Vật Lí 6):

Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ đó.

Trả lời:

Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN là 0,5 lít.

Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít.

Can nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.

Câu hỏi C3 (trang 12 SGK Vật Lí 6):

Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?

Trả lời:

Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng chai (hoặc lọ, bình…) đã biết sẵn thể tích: chai côcacôla 1 lít, chai nước khoáng 0,5lít, thùng gánh nước 20 1ít, bơm tiêm, ống xilanh.

Câu hỏi C4 (trang 12 SGK Vật Lí 6):

Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng (H.3.2). Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này.

Trả lời:

Bình a: GHĐ 100 mℓ; ĐCNN 2 mℓ.

Bình b: GHĐ 250 mℓ; ĐCNN 50 mℓ.

Bình c: GHĐ 300 mℓ; ĐCNN 50 mℓ.

Câu hỏi C5 (trang 13 SGK Vật Lí 6):

Điền vào chỗ trống của câu sau:

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm ………

Trả lời:

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm bình bơm tiêm, chai, lọ,…

Câu hỏi C6 (trang 13 SGK Vật Lí 6):

Ở hình 3.3, hãy cho biết cách đặt bình chia độ cho phép đo thể tích chính xác?

Trả lời:

Trong phép đo thể tích chất lỏng cần đặt bình chia độ thẳng đứng nên cách b) là cách đặt bình chính xác.

Câu hỏi C7 (trang 13 SGK Vật Lí 6):

Xem hình 3.4, hãy cho biết cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo?

Trả lời:

Khi đọc kết quả đo thể tích cần đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình nên cách b) là cách đặt mắt đúng.

Câu hỏi C8 (trang 13 SGK Vật Lí 6):

Hãy đọc thể tích đo theo các vị trí mũi tên chỉ bên ngoài bình chia độ ở hình 3.5. Rút ra kết luận.

Trả lời:

Từ hình vẽ ta thấy

  • Hình a: 70 cm3.
  • Hình b: 50 cm3.
  • Hình c: 40 cm3.

Câu hỏi C9 (trang 13 SGK Vật Lí 6):

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Khi đo thể tích chất lỏng bình chia độ cần:

– Ước lượng (1) … cần đo.

– Chọn bình chia độ có (2) … và có (3) … thích hợp.

– Đặt bình chia độ (4) …

– Đặt mắt nhìn (5) … với độ cao mực chất lỏng trong bình,

– Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6) … với mực chất lỏng

– ngang

– gần nhất

– thẳng đứng

– thể tích

– GHĐ

– ĐCNN

Trả lời:

– Ước lượng (1) thể tích cần đo

– Chọn bình chia độ có (2) GHĐ và có (3) ĐCNN thích hợp.

– Đặt bình chia độ (4) thẳng đứng.

– Đặt mắt nhìn (5) ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

– Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6) gần nhất với mực chất lỏng.

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 6 bài đo thể tích chất lỏng do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

 

Đánh giá (361)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy