ican
Vật lý 6
Bài 28: Sự sôi

Sự sôi

Vật Lý 6 bài bài tập sự sôi: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa bài tập sự sôi giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

BÀI 28. SỰ SÔI

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Sự sôi

Định nghĩa: Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt xảy ra cả ở trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.

2. Phân biệt sự sôi và sự bay hơi

 

Sự sôi

Sự bay hơi

Giống nhauĐều là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí).
Khác nhauXảy ra ở một nhiệt độ xác địnhXảy ra ở nhiệt độ bất kì

Xảy ra cả trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng

Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng

Quan sát đượcKhông quan sát được

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Giải thích các hiện tượng trong đời sống liên quan đến sự sôi.

Dựa vào định nghĩa và các đặc điểm của sự sôi để giải thích các hiện tượng liên quan.

Căn cứ vào đặc điểm của quá trình chuyển thể từ chất lỏng sang chất rắn để phân biệt sự sôi và sự bay hơi. Chú ý rằng ta có thể nói sự sôi là sự bay hơi vì sự sôi cũng là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, nhưng không thể nói sự bay hơi là sự sôi vì sự bay hơi chỉ xảy ra ở trên mặt thoáng còn sự sôi thì lại xảy ra trên mặt thoáng và ngay cả trong lòng chất lỏng.

Dạng 2. Vẽ đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian của quá trình sôi.

Bước 1: Vẽ hai trục vuông góc

+ Trục nằm ngang là trục thời gian, vạch gốc trục thời gian ghi số 0.

+ Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ, vạch gốc trục nhiệt độ ghi nhiệt độ nhỏ nhất trong bảng số liệu.

Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn nhiệt độ tương ứng với thời gian.

Bước 3: Nối các điểm biễu diễn nhiệt độ tương ứng với thời gian đã xác định ở bước 2, ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của vật.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Tiến hành thí nghiệm về sự sôi

a) Bố trí thí nghiệm như hình 28.1.

– Đốt đèn cồn để đun nước.

b) Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian, các hiện tượng ra xảy trong lòng khối nước, trên mặt nước và ghi kết quả theo hướng dẫn sau

- Khi nhiệt độ của nước đạt tới 40°C thì cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ của nước, cùng với phần nhận xét hiện tượng xảy ta trong bình nước vào bảng theo dõi 28.1, cho tới khi nước sôi được 3 phút thì dừng lại và tắt đèn.

- Khi ghi nhận xét hiện tượng xảy ra trong lòng khối nước và trên mặt nước cần theo hướng dẫn sau:

+ Quan sát xem vào phút thứ bao nhiêu thì xuất hiện các hiện tượng được nêu dưới đây:

Ở trên mặt nước

Ở trong lòng nước

Hiện tượng I

Có một ít hơi nước bay lên.

Hiện tượng A

Các bọt khí bắt đầu xuất hiện ở đáy bình

Hiện tượng II

Mặt nước bắt đầu xáo động.

Hiện tượng B

Các bọt khí nổi lên

Hiện tượng III

Mặt nước bắt đầu xáo động mạnh, hơi nước bay lên rất nhiều

Hiện tượng C

Nước reo

Hiện tượng D

Các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi tới mặt thoáng thì vỡ tung. Nước sôi sùng sục.

+ Khi ghi phần nhận xét hiện tượng xảy ra vào bảng theo dõi, không cần dùng lời để mô tả hiện tượng, chỉ cần dùng các chữ cái A, B, C hoặc các con số la mã I, II, III chỉ các hiện tượng đã nêu ứng với thời gian xảy ra các hiện tượng đó.

+ Bảng 28.1 Các hiện tượng xảy ra trong quá trình đun nước

Thời gian theo dõi

Nhiệt độ nước (°C)

Hiện tượng trên mặt nước

Hiện tượng trong lòng nước

0

40

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

6

 

 

 

7

 

 

 

8

 

 

 

9

 

 

 

10

 

 

 

11

 

 

 

12

 

 

 

13

 

 

 

14

 

 

 

15

 

 

 

 

Hướng dẫn ghi bảng nhận xét 28.1

Thời gian theo dõi

Nhiệt độ nước (°C)

Hiện tượng trên mặt nước

Hiện tượng trong lòng nước

0

40

I

A

1

44

I

A

2

50

I

A

3

56

I

A

4

64

I

A

5

71

I

A

6

76

II

B

7

84

II

B

8

89

II

C

9

94

II

C

10

99

II

C

11

100

III

D

12

100

III

D

13

100

III

D

14

100

III

D

15

100

III

D

 

Kết luận: Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt, xảy ra cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.

2. Vẽ đường biểu diễn.

- Vẽ trên giấy kẻ ô đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian

+ Trục nằm ngang là trục thời gian: ghi các giá trị thời gian theo phút, (mỗi cạnh của ô vuông nằm trên trục này biểu thị 1 phút)

+ Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ, ghi các giá trị nhiệt độ theo °C, (mỗi cạnh của ô vuông nằm trên trục này biểu thị 2°C)

+ Gốc của trục nhiệt độ là 40°C, gốc của trục thời gian là phút 0.

- Ghi nhận xét về đường biểu diễn.

Hướng dẫn vẽ đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian.

 

Nhận xét:

+ Trong khoảng thời gian từ phút 0 đến phút 11 nước tăng nhiệt độ, đồ thị biểu diễn là đường nằm nghiêng.

+ Nước sôi ở nhiệt độ 100°C vào phút thứ 12. Trong suốt thời gian nước sôi từ phút 12 đến phút 15, nhiệt độ của nước không đổi, luôn giữ ở 100°C, đường biểu diễn là đường nằm ngang.

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 6 bài bài tập sự sôi do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (335)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy