TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
Các bước tiến hành
Bước 1: Trước khi nói
- Chuẩn bị nội dung nói
- Tập luyện
Bước 2: Trình bày bài nói
- Tự tin, thoải mái. Chú ý chào hỏi khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc.
- Dùng từ ngữ xưng hô cho phù hợp (Ví dụ: em, mình, tôi, tớ).
- Điều chỉnh tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp
Bước 3: Sau khi nói
- Trao đổi với người nghe, lắng nghe những nhận xét để rút ra kinh nghiệm cho mình.
II. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Gợi ý: Chủ đề: Cha mẹ “cuồng thành tích”, tạo áp lực điểm số cho con.
1. Đặt vấn đề
- Các bạn đã bao giờ nghe được những câu nói như thế này từ cha mẹ của mình?
Tại sao bài kiểm tra này con chỉ được có 8 điểm? Chỉ ăn với học thôi mà không nên hồn. Bố mẹ quá thất vọng vì con.
Con thấy các bạn được 9, 10 mà không thấy xấu hổ ư? Con của bạn bố mẹ toàn được 9, 10 kiểm tra thôi đấy!
Con phải cố gắng học để mai sau trở thành bác sĩ.
Không được 9, 10 điểm thì mai sau chả làm gì cho đời được.
- Những câu nói ấy vô tình gây ra sự tổn thương đối với chúng ta và cũng cho thấy một vấn đề trong đời sống gia đình hiện nay đó là cha mẹ “cuồng thành tích”, tạo áp lực điểm số cho con.
2. Triển khai vấn đề
* Các biểu hiện cụ thể của vấn đề
- Cha mẹ bắt con phải làm mọi cách để giành được điểm cao trong các bài kiểm tra.
- Cha mẹ so sánh con với các bạn khác, bắt con phải đạt được điểm cao hơn các bạn.
- Cha mẹ cho con chạy show đi học tại các trung tâm, tại chỗ những thầy cô có tiếng.
- Cha mẹ bắt con phải học nhiều thứ, luyện và tham gia nhiều cuộc thi từ bé, phải thi được những chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, toán…
- Cha mẹ mắng mỏ khi con bị điểm kém hay không làm được như mục tiêu đã đề ra.
-...
* Tác động của vấn đề đối với các thành viên trong gia đình
Hành động của cha mẹ vô tình tạo ra sự áp lực cho con trong học tập và cho chính bản thân mình.
- Có thể khiến con trở nên rụt rè, nhút nhát, tự ti, bị trầm cảm, không dám chia sẻ với cha mẹ, có những suy nghĩ tiêu cực khi gặp khó khăn thất bại: Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc công bố tháng 2/2018, áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em Việt Nam rối loạn về sức khỏe tâm thần. Việt Nam cũng từng ghi nhận một số trường hợp học sinh tìm đến cái chết do không thể đạt kì vọng về điểm số của cha mẹ, thầy cô.
- Đối với cha mẹ: Dễ bị ám ảnh, thất vọng, mang một tâm lí căng thẳng, mệt mỏi.
* Trình bày mong muốn của bản thân và cách em đã làm để giải quyết vấn đề.
- Mong muốn: Bố mẹ quan tâm nhưng đừng tạo áp lực.
- Hãy: Ghi nhận những gì con đạt được; khích lệ con trong học tập, ủng hộ những sở thích, sở trường của con; cùng con tìm và giải quyết những khó khăn.
- Đừng: Bắt con phải làm mọi cách để đạt điểm tuyệt đối; so sánh con với bạn khác; đánh mắng con khi con bị điểm kém.
- Cách em đã làm: Chia sẻ với bố mẹ, nói lên những mong muốn của bản thân, hứa sẽ luôn chủ động, cố gắng làm hết sức mình.
3. Kết luận
Gia đình là nơi con người trao đi yêu thương và nhận lại yêu thương. Bố mẹ hãy yêu thương, tôn trọng con, đừng tạo áp lực cho con. Con cái hãy yêu thương, kính trọng và sẻ chia với cha mẹ.