05. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Bài 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 74)
- Cụm động từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa: xách siêu nước từ dưới nhà lên.
- Xác định động từ trung tâm của cụm từ: xách.
- Từ động từ trung tâm, phát triển thành ba cụm động từ: đang xách xô nước để tưới cây, xách làn đi chợ, xách đồ ra xe
Bài 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 74)
a. - nhìn ra ngoài sân (ý nghĩa được bổ sung: hướng (ra), đích đến của hành động nhìn (ngoài sân).
- thấy đất khô trắng (ý nghĩa được bổ sung: đối tượng của hành động thấy).
b. - lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét (ý nghĩa được bổ sung: đối tượng của hành động lật, lục).
c. - hăm hở chạy về nhà lấy áo (ý nghĩa được bổ sung: cách thức của hành động (hăm hở), hướng (về), đích đến của hành động chạy (nhà), mục đích của hành động (lấy áo)).
Bài 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 74)
- Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo đặt lên đầu phản.
→ Tác dụng: Thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau.
- Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.
→ Tác dụng: Thông báo các hoạt động có mối quan hệ nguyên nhân - kết quả với nhau: trạng thái lo quá ở nhân vật Sơn dần đến kết quả sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.
Bài 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 74)
- Cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa: mát lạnh cả tay.
- Xác định động từ trung tâm của cụm từ: mát.
- Từ động từ trung tâm, phát triển thành ba cụm động từ: rất mát, còn hơi mát, mát quá.
Bài 5. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 74, 75)
a. Cụm tính từ: trong hơn mọi hôm (tính từ trung tâm: trong, phần phụ sau bổ sung ý nghĩa so sánh: hơn mọi hôm).
b. Cụm tính từ: rất nghèo (tính từ trung tâm: nghèo, phần phụ sau bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ: rất).
Bài 6. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 75)
a. Trời rét quá.
b. Toà nhà cao chọc trời.
c. Cô ấy đẹp như hoa.
II. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Cụm động từ
- Cụm động từ gồm động từ và một hoặc một số từ khác bổ nghĩa cho động từ.
- Cụm động từ gồm ba phần: Phần trung tâm ở giữa: động từ; Phần phụ trước: thường bổ sung cho động từ ý nghĩa về thời gian, khẳng định/phủ định, tiếp diễn; Phần phụ sau: thường bổ sung cho động từ những ý nghĩa về đối tượng, địa điểm, thời gian.
2. Cụm tính từ
- Cụm tính từ gồm tính từ và một hoặc một số từ khác bổ nghĩa cho tính từ.
- Cụm tính từ gồm ba phần: Phần trung tâm ở giữa: tính từ; Phần phụ trước: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về mức độ, thời gian, sự tiếp diễn,...; Phần phụ sau: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về phạm vi, mức độ,...
3. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Thành phần chính của câu có thể là một từ, cũng có thể là một cụm từ. Dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. Có nhiều loại cụm từ, nhưng tiêu biểu nhất là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.