ican
Ngữ Văn 6
Đọc - Thực hành 4: Thực hành tiếng Việt (trang 52)

05. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Ican

05. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 47)

- “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, đáy hấp dẫn.

- “Mây” và “sóng” mở ra những thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí.

- “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho những cám dỗ ở đời.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 47)

- Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng" đã mở ra một không gian tràn ngập ánh sáng mặt trời rực rỡ, lấp lánh: ánh sáng chan hoà trong khắp không trung, dát vàng lên vạn vật, qua đó gợi ý nghĩa về sự quý giá của mỗi khoảnh khắc thời gian. Vầng trăng trong thế giới của những người trên mây là “vầng trăng bạc”. Biện pháp tu từ ẩn dụ ở đây đã mĩ lệ hoá vẻ đẹp của váng trăng: sáng lấp lánh như một chiếc đĩa làm bằng bạc.

Những hình ảnh ẩn dụ đã mở ra một không gian thiên nhiên rực rỡ, lấp lánh ánh sáng, sắc màu vô cùng quyến rũ, khơi dậy tình yêu thiên nhiên và sự trân trọng mỗi khoảnh khắc quý giá của cuộc sống.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 47)

Điệp ngữ “lăn” vừa có ý nghĩa tả thực hành động em bé sà vào lòng mẹ hết lần này đến lần khác, vừa gợi hình tượng những con sóng nối tiếp nhau, chạy đuổi theo nhau lan xa trên mặt đại dương bao la rồi vỗ vào bờ cát.

→ Từ đó, gợi lên hình ảnh em bé vô tư hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ, dịu dàng, âu yếm che chở cho con.

Câu 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 47)

Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp là dấu ngoặc kép.

Câu 5. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 47)

Bọn tớ trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều được dùng dùng để chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”.

Câu 6. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - Trang 47)

Các đại từ bọn tao, chúng tao có sắc thái tình cảm không phù hợp (mang sắc thái suồng sã, thân mật, có thể là coi khinh), vì thế không thể dùng để thay cho bọn tớ.

Các đại từ khác như chúng ta, chúng tôi, chúng mình, chúng tớ,... tuy ít nhiều có sự khác nhau, nhưng có thể dùng để thay cho bọn tớ trong bản dịch tiếng Việt của bài Mây và sóng.

II. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Ẩn dụ

Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

2. Dấu ngoặc kép

- Dấu ngoặc kép dùng để:

+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

3. Đại từ

- Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ trong câu.

- Phân loại:

+ Đại từ để trỏ dùng để: trỏ người, sự vật; trỏ số lượng; trỏ hoạt động, tính chất.

+ Đại từ để hỏi dùng để: hỏi người, sự vật; hỏi số lượng; hỏi hoạt động, tính chất.

 

 

 

 

Đánh giá (445)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy