ican
Giải SGK Văn 6 Chân trời sáng tạo
Viết 3: Làm một bài thơ lục bát

Viết: Làm một bài thơ lục bát, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Ican

VIẾT

LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

I. TRI THỨC TẬP LÀM VĂN

1. Một bài thơ hay là bài thơ:

- Về nội dung: Thể hiện được một cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị,... về cuộc sống.

- Về nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi cảm.

+ Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tạo những liên tưởng thú vị, độc đáo.

+ Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.

Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số chữ, vần, nhịp, thanh điệu,... khá chặt chẽ.

2. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 75)

- Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như vậy gây ấn tượng với người đọc, thể hiện cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi hoàng hôn đang đến.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 75)

 

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

B

B

T

T

B

B

 

 

Bát

T

B

B

T

T

B

B

B

Lục

T

B

T

T

B

B

 

 

Bát

T

B

T

T

T

B

B

B

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 75)

Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu. Việc thể hiện như vậy tạo nên sự hàm súc, cô đọng, gợi nhiều hơn tả, gây ấn tượng đậm nét với người đọc về cuộc sống bình yên nơi thôn quê.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 75)

Bài thơ thể hiện cảm xúc bâng khuâng về một buổi chăn trâu, đốt lửa trên cánh đồng chiều gió đông. Cảm xúc này được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ, thả diều, nướng khoai, qua cách đếm cái vốn dĩ khó có thể đếm được như “gió đông”, qua khoảnh khắc hoàng hôn đang đến,...

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 75)

Nét độc đáo của bài thơ: sử dụng sự đối lập giữa ít và nhiều, giữa cái hữu hình (rạ rơm) và vô hình (gió đông), liên tưởng bất ngờ, độc đáo: từ củ khoai nướng bị cháy đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 75)

Khi làm thơ lục bát, theo em cần lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, gợi nên được cái hồn của cảnh vật và thể hiện được cảm xúc của bản thân; đồng thời cũng nên sử dụng các biện pháp tu từ làm cho bài thơ hấp dẫn, sinh động hơn…

3. Hướng dẫn quy trình viết

* Bước 1: Xác định đề tài

- Đề tài: Đó có thể là cảm xúc, suy tư về những cái ta nhìn thấy, cảm nhận, tưởng tượng.

* Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ

- Nhớ lại những sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên đã để lại cho em cảm xúc sâu sắc.

- Suy nghĩ về cảm xúc mà em muốn chia sẻ, muốn viết ra.

- Liệt kê bất cứ từ ngữ, hình ảnh, ý tưởng nào nảy sinh trong đầu về điều em định viết.

* Bước 3: Làm thơ lục bát

- Từ những hình ảnh, ý tưởng trên, em hãy thể hiện chúng lần lượt thành từng dòng thơ.

- Lần lượt điền các tiếng của từng dòng thơ vào các ô theo bảng dưới đây (kẻ vào vở) để kiểm tra thanh điệu và cách hiệp vần:

 

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

 

thanh:

 

thanh:

 

thanh vần:

 

 

Bát

 

 

 

 

 

thanh vần:

 

thanh vần:

Lục

 

thanh:

 

thanh:

 

thanh vần:

 

 

Bát

 

 

 

 

 

thanh vần:

 

thanh vần:

- Nếu câu thơ của em chưa đúng luật thơ lục bát, hãy chọn lựa những từ ngữ, hình ảnh khác để thay thế hoặc thêm bớt bằng từ đồng nghĩa, những hình ảnh mới sao cho:

+ Đảm bảo quy định về cách gieo vần, phối hợp thanh điệu, ngắt nhịp.

+ Đảm bảo diễn tả tốt nhất ý tưởng và cảm xúc của em.

+ Dùng những biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tăng hiệu quả thể hiện của bài thơ.

+ Đọc diễn cảm câu thơ, lắng nghe xem giọng điệu, lắng nghe xem giọng điệu của nó có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.

+ Sử dụng lại quy trình trên để viết những câu tiếp theo.

* Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ

- Đọc diễn cảm bài thơ bằng giọng điệu phù hợp. Sau đó, dùng bảng sau để điều chỉnh hình thức và nội dung bài thơ:

Bảng kiểm hình thức và nội dung bài thơ lục bát

 

Phương diện

Nội dung kiểm tra

Đạt/ Chưa đạt

 

 

 

 

Hình thức

Bài thơ gồm các dòng lục (sáu tiếng) và dòng bát (tám tiếng) xen kẽ.

 

Các dòng thơ chủ yếu được ngắt nhịp chẵn.

 

Cách hiệp vần: tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó.

 

Tiếng thứ tám dòng bát đó vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế tiếp.

 

Bài thơ sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ,...

 

Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính xác điều người viết muốn nói.

 

Các hình ảnh sống động, thú vị.

 

Nội dung

Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy nghĩ, một cách nhìn nào đó về cuộc sống.

 

- Sau đó, tiếp tục điều chỉnh bài thơ.

- Chia sẻ bài thơ với người thân trong gia đình, bạn bè hoặc bất cứ ai mà em muốn hoặc em có thể đọc diễn cảm bài thơ của mình trong giờ Nói và nghe.

II. LUYỆN TẬP

Đề bài:

Hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự việc mà em từng chứng kiến.

Học sinh tham khảo một số bài ca dao viết về cảnh sắc quê hương, đất nước như:

Bài 1:

Đường vô xứ Huế quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Huế thì vô...

Bài 2:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn,

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Bài 3:

- Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

- Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

Đánh giá (489)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy