ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 50)
- Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa…
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
→ Chuyện cổ đã kể cho nhà thơ về vẻ đẹp của tình người, đó là lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,...
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 50)
- Đời cha ông với đời tôi - Như con sông với chân trời đã xa: Nghệ thuật so sánh gợi khoảng cách về cả thời gian/ không gian giữa “đời cha ông” (thế hệ đi trước) - “đời tôi” (thế hệ sau).
- Chỉ còn chuyện cổ thiết tha – đó là những tình cảm sâu lắng, thiết tha mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là tình cảm thiết tha của nhà thơ với chuyện cổ nước mình.
- Cho tôi nhận mặt ông cha của mình – nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa.
→ Qua đó ta thấy được tình cảm sâu nặng, thiết tha của nhà thơ với thế giới chuyện cổ, cũng là những giá trị tinh thần, giá trị văn hoá được ghi dấu trong những câu chuyện đó. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã gión người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt" của cha ông ngày xưa, hiểu được đời đức, triết lí nhân sinh,... của cha ông.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 50)
- Cụm từ “người thơm” trong câu thơ “Thị thơm thị giấu người thơm” gắn liền với nhân vật bà cụ trong truyện cổ tích “Tấm Cám”. Bà cụ là một người nhân hậu, tốt bụng. Bà quan tâm, yêu thương Tấm như con gái của bà.
=> Cụm từ “người thơm” để chỉ những con người nhân hậu, bao dung, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 50)
- Qua câu thơ “Tôi nghe chuyện cổ thì thầm - Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: Kho tàng chuyện cổ của nước nhà có giá trị vô cùng quý báu và sẽ còn tồn tại mãi với thời gian.