ican
Giải SGK Văn 6 Cánh diều
Văn bản 4: Về thăm mẹ

Văn bản 2: Về thăm mẹ

Ican

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

VỀ THĂM MẸ

ĐINH NAM KHƯƠNG

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 41)

- Bài thơ là lời của người con, thể hiện cảm xúc về người mẹ.

- Bài thơ thể hiện tình cảm “”nghẹn ngào”, “rưng rưng”, nhớ thương, trân trọng mẹ của người con.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 41)

- Cảnh vật quanh ngôi nhà hiện lên qua các hình ảnh: chum tương, nón mê, áo tơi đã cũ, bù nhìn rơm ngoài vườn, một đàn gà mới nở vàng ươm quấn quýt, vào ra quanh cái nơm cũ đã hỏng vành, cây na ngoài vườn vẫn còn trái cuối vụ mẹ để dành phần con.

- Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện tình cảm ấm áp của mẹ, thấy thân thương, xúc động trước cuộc sống giản dị đời thường và tình yêu thương mà mẹ dành cho mình.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 41)

- Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ: “Nón mê nay đứng xưa ngồi dầm mưa” làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động; gợi ra những vất vả, lam lũ trong cuộc đời mẹ; đồng thời thể hiện sự thấu hiểu, yêu thương của con với mẹ và mái nhà của mẹ.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 41)

- Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”:

+ Người con xúc động trước tình yêu thương bao la của mẹ; trước sự giản dị trong cuộc sống thường ngày; trước sự tảo tần, lam lũ, giàu đức hi sinh của người mẹ.

+ Người con thương mẹ nhiều hơn cũng là bởi con đã khôn lớn, trưởng thành, đã thấu hiểu những nỗi vất vả, nhọc nhằn trong cuộc đời mẹ.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 41)

- Vần trong hai câu thơ gieo chưa thật chuẩn xác: bừa - hờ. Song đó cũng chính là dụng ý của tác giả, tạo nên một hình ảnh thơ sinh động.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 41)

Có ai đó đã từng nói: “Nhà là nơi bão giông dừng sau cánh cửa”. Đúng vậy, được trở về với ngôi nhà, mỗi người luôn cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn, cảm nhận được hơi ấm yêu thương của cha mẹ. Về thăm nhà để thấy những vật bình dị, thân thuộc thuở ấu thơ: hum tương, nón mê, áo tơi đã cũ, bù nhìn rơm ngoài vườn, một đàn gà mới nở vàng ươm quấn quýt, vào ra quanh cái nơm cũ đã hỏng vành, cây na ngoài vườn vẫn còn trái cuối vụ mẹ để dành phần con; để hiểu được những lam lũ, những vất vả nhọc nhằn của cuộc đời mẹ. Về thăm nhà để thêm trân trọng cuộc sống giản dị đời thường; trân trọng tình yêu thương vô bờ của mẹ. Bởi dẫu con ở chân trời nào, mẹ vẫn luôn nhớ đến con, luôn mong chờ con trở về sum họp. Mẹ luôn chắt chiu hạnh phúc đời thường, dành cho con những điều tuyệt vời nhất: “Bất ngờ rụng ở trên cành - Trái na cuối vợ mẹ dành phần con”. Về thăm mẹ để được sống với những cảm xúc của chính mình: nghẹn ngào, xúc động, rưng rưng trước những điều giản dị trong cuộc sống; để thêm yêu, thêm biết ơn người mẹ tảo tần, lam lũ, cả đời hi sinh cho con.

Đánh giá (476)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy