THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn
- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.
- Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và chữ viết giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
- Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên dạng để dễ tra cứu khi cần thiết. Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, chỉ nên mượn từ khi thực sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 59)
Chân | a. | bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, v.v. |
b. | bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. | |
c. | phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. | |
Chạy | a. | (người, động vật) di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh và liên tiếp. |
b. | (phương tiện giao thông) di chuyển nhanh đến nơi khác trên một bề mặt. | |
c. | nằm trải ra thành dải dài và hẹp. |
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 59)
- Mắt: mắt na, mắt dứa,...
- Tay: tay ghế, tay đòn, tay nghề, non tay,...
- Mặt: mặt bàn, mặt đồng hồ, mặt học tập, mặt thi đua,...
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 59)
a. Chín:
Ngữ liệu | Giải thích nghĩa của từ in đậm |
Quýt nhà ai chín (1) đỏ cây - Hỡi em đi học, hây hây má tròn (Tố Hữu) | - chín (1): ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm, vị ngon. |
Một nghề cho chín (2) còn hơn chín (3) nghề. (Tục ngữ) | - chín (2): giỏi, thành thạo. - chín (3): số (ghi bằng 9) liền sau số tám trong dãy số tự nhiên. |
- Từ chín (1) và chín (2) là từ đa nghĩa. - Từ chín (2) và từ chín (3) là từ đồng âm. |
b. Cắt:
Ngữ liệu | Giải thích nghĩa của từ in đậm |
Nhanh như cắt (1), rùa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. (Sự tích Hồ Gươm) | - cắt (1): chim ăn thịt, nhỏ hơn diều hâu, cánh dài và nhọn, bay rất nhanh. |
Việc làm khắp chốn cùng nơi - Giục đi cắt (2) cỏ vai tôi đã mòn. (Ca dao) | - cắt (2): làm cho đứt bằng vật sắc. |
Bài viết bị cắt (3) một đoạn. (Dẫn theo Hoàng Phê) | - cắt (3): hành động lược bỏ ngôn từ cho ngắn gọn hơn. |
Chúng cắt (4) lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm cho Trũi không chịu được. (Tô Hoài) | - cắt (4): phân công đi làm việc gì đó theo sự luân phiên, lần lượt. |
- Từ cắt (1) và cắt (4) là từ đồng âm. - Từ cắt (2) và cắt (3) là từ đa nghĩa. |
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 60)
Câu | Từ mượn | Nguồn gốc |
a. | ô tô | Auto - Tiếng Pháp |
b. | xu | Sou - Tiếng Pháp |
c. | tuốc nơ vít | Tournevis - Tiếng Pháp |
d. | ti vi | TV - Tiếng Anh |
e. | các tông | Carton - Tiếng Pháp |
Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 60)
Không thể thay thế các từ mượn ở bài tập 4 bằng các từ gốc Việt. Vì chưa có các từ gốc Việt tương ứng để diễn tả.
Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 60)
- Theo tác giả, khái niệm “ngọt” trong tiếng Việt được cảm nhận bằng 5 giác quan:
+ Vị giác (nếm được bằng lưỡi).
+ Khứu giác (ngửi được bằng mũi: mùi thơm ngọt của dứa, thoảng qua một mùi gì ngọt ngọt,...).
+ Thị giác (nhìn thấy bằng mắt: giữa ngày xuân ngọt nắng, cái nắng vàng ngọt như mật,...).
+ Phối hợp cảm giác (dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay liềm,...).
+ Thính giác (nghe được nhờ tai: đàn ngọt hát hay, ngọt giọng,...).