THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
THÁNH GIÓNG - TƯỢNG ĐÀI VĨNH CỬU CỦA LÒNG YÊU NƯỚC
BÙI MẠNH NHỊ
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 82)
- Vấn đề cần nghị luận: Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.
- Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần 1.
- Qua văn bản, em hiểu được: Thánh Gióng là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên và con người, sức mạnh đó dung hòa và kết tinh lại thành sức mạnh to lớn để quật ngã mọi kẻ thù to lớn. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ẩn sâu bên trong những con người kì dị.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 82)
Các mục 2, 3, 4, 5 đều dựa vào dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện “Thánh Gióng” nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu ý nghĩa của các sự kiện đó.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 82)
- Đây là văn bản nghị luận văn học vì:
+ Văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề văn học: Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.
+ Tác giả đã thuyết phục người đọc thông qua hệ thống lí lẽ, dẫn chứng cụ thể.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 82)
Hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên là một anh hùng “độc nhất vô nhị” trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Gióng sinh ra và lớn lên vừa kì lạ (sinh ra từ vết ướm chân sau mười hai tháng, ba tuổi không nói không cười nhưng đột nhiên lớn nhanh như thổi) lại vừa gần gũi (do bà mẹ nông dân sinh ra, được nhân dân nuôi dưỡng). Khi đất nước lâm nguy, chính Gióng là người đã ra trận dẹp tan quân giặc. Có thể nói, Thánh Gióng chính là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.