THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 28)
- Những sự việc chính trong truyện “Sự tích Hồ Gươm”:
+ Nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu chống giặc còn non yếu nên đức Long Quân đã cho mượn gươm thần.
+ Một hôm, Lê Thận kéo lưới đánh cá thu được lưỡi gươm dưới nước.
+ Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng, cầm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm.
+ Trong một lần bị giặc đuổi, lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi có được chuôi gươm nạm ngọc, tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
+ Nhờ gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn đánh đâu thắng đấy, cho đến lúc không còn một tên giặc nào trên đất nước.
+ Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần vua dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Đức Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm.
+ Từ đó, hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 28)
- Trong truyện, nhân vật nổi bật là nhân vật Lê Lợi.
- Đặc điểm của nhân vật Lê Lợi:
+ Một người yêu nước, thương dân: Vì căm thù giặc nên Lê Lợi đã đứng lên tập hợp nghĩa quân khởi nghĩa.
+ Một vị minh chủ, được thần linh giúp đỡ: Ngay cả khi lực lượng còn yếu, Lê Lợi vẫn không nản lòng. Trải qua những khó khăn, cuối cùng, Lê Lợi cũng lãnh đạo nhân dân đánh đuổi được giặc Minh ra khởi bờ cõi.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 28)
- Những chi tiết liên quan đến lịch sử:
+ Giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác.
+ Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh.
+ Truyện gắn liền với địa danh lịch sử - Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm).
- Những chi tiết hoang đường, kì ảo:
+ Khi nghĩa quân Lam Sơn còn yếu, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
+ Nhờ có gươm thần mà nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.
+ Lạc Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm khi vua Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng đi dạo ở hồ Tả Vọng.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 - trang 28)
- Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo đầu thế kỉ XV.
- Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.