ican
Soạn Văn 12
Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học (bài làm ở nhà) (trang 67)

Soạn Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học

Văn 12 bài Soạn Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

 

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

Đề 1: Trong truyện “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: “Chuyện gia đình cũng dài như dòng sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Anh (chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt.

Văn mẫu đề 1

a. Mở bài

- Giới thiệu quan niệm của nhà văn Nguyễn Thi.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt.

b. Thân bài

* Nguồn mạch chung của dòng chảy:

- Có truyền thống yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

- Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc.

- Giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt với quê hương, cách mạng.

* Khúc thượng nguồn của dòng sông: tổ tiên, ông cha

- Nhân vật má Việt:

+ Chồng bị giết nhưng bà không gục ngã, quyết tâm nuôi con khôn lớn để chúng trả thù cho cha.

+ Rất kiên cường, gan góc trước súng đạn kẻ thù:

  • Một tay bồng con, một tay cắp rổ đi đòi đầu chồng.
  • Mắt má sắc ánh lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người từng vượt sông vượt biển không chút sợ hãi trước kẻ thù.

+ Giàu lòng yêu nước:

  • Nuôi giấu, che chở cho những cán bộ cách mạng trong nhà.
  • Ngã xuống trong một cuộc đấu tranh.

- Chú Năm chính là khúc thượng nguồn trong dòng chảy của “dòng sông truyền thống gia đình”. Chú gánh vác việc gia đình, tạo cơ hội cho thế hệ Việt, Chiến trực tiếp cầm súng chiến đấu, lập chiến công trả thù.

* Thế hệ đi sau: chị em Việt, Chiến:

- Việt và chị Chiến chính là khúc hạ lưu trong dòng chảy của “dòng sông truyền thống”. Hai chị em tranh nhau đi bộ đội, luôn mong muốn được trả thù cho ba mẹ.

+ Chị Chiến khẳng định: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”.

+ Còn Việt: “Chị biết vậy sao hồi nãy chị ngăn tôi? Người ta mười tám rồi mà nói chưa…”…

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Đề 2: Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Văn mẫu đề 2

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

2. Thân bài

a. Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Đà

- Sông Đà mang vẻ đẹp của một mĩ nhân, giống như mái tóc của người thiếu nữ: “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.

- Màu nước sông Đà thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng:

+ Mùa xuân: nước sông Đà xanh màu xanh ngọc bích.

+ Mùa thu: nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.

- Sông Đà mang vẻ đẹp của một cố nhân.

- Sông Đà như một người tình nhân.

b. Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương

* Sông Hương trong không gian núi rừng Trường Sơn:

- Sông Hương như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại.

- Sông Hương là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, góp phần hình thành, gìn giữ và bảo tồn văn hóa xứ Huế.

* Sông Hương trong không gian châu thổ vùng Châu Hóa:

- Sông Hương mang vẻ đẹp của người con gái bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

* Sông Hương trong không gian kinh thành Huế:

- Bắt đầu đi vào thành phố, sông Hương như một người tình vui tươi và duyên dáng.

- Trong lòng thành phố, sông Hương được so sánh với điệu slow tình cảm dành riêng cho xứ Huế.

- Ra khỏi thành phố, sông Hương được so sánh với người tình dịu dàng và chung thủy.

3. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước Việt Nam qua hình tượng thơ mộng, trữ tình của những dòng sông.

Đề 3: Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích.

Văn mẫu đề 3

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt”.

2. Thân bài

a. Tình huống truyện độc đáo

- Anh cu Tràng – một người vốn hội tụ đầy đủ những yếu tố “ế” vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ trong nạn đói 1945, khi mà đâu đâu cũng là hình ảnh người chết như ngả rạ, người sống vật vờ như những bóng ma.

- Đây là tình huống éo le, bất ngờ tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.

b. Vẻ đẹp của tình người trong truyện ngắn

- Trong bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm hạnh phúc gia đình và yêu thương đùm bọc lẫn nhau:

+ Nhân vật thị sẵn sàng “theo không” chàng, chẳng cần đón rước hay lễ cưới hỏi – vốn là phong tục của người Việt Nam bao đời.

+ Anh Tràng hạnh phúc, có ý thức trách nhiệm với mái ấm gia đình của mình.

+ Bà cụ Tứ giàu tình yêu thương, đón nhận người con dâu bằng trái tim hồn hậu, chân thành; động viên các con “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”…

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị sâu sắc của truyện ngắn “Vợ nhặt”.

 

Gợi ý Văn 12 Soạn Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (218)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy