ican
Soạn Văn 12
Ôn tập phần Văn học (trang 196)

Soạn Ôn tập phần Văn học

Văn 12 bài Soạn Ôn tập phần Văn học: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn Ôn tập phần Văn học giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC

I, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Các tác phẩm đã học trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 12 tập 2 gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch và các văn bản văn học nước ngoài.

- Truyện ngắn, tiểu thuyết: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà Nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Trung Thành) và một số các tác phẩm đọc thêm: Bắt cá sấu vùng U Minh Hạ (Sơn Nam), Mùa lá rụng trong vườn, Một người Hà Nội,...

- Kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt

- Văn học nước ngoài: Thuốc (Lỗ Tấn), Số phận con người (Sô-lô-khốp), Ông già và biển cả (Hê-minh-uê)

II, HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 197)

Những phát hiện về số phận và cảnh ngộ cũng như nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của hai tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” và “ Vợ nhặt”

 

Vợ chồng A Phủ

Vợ nhặt

Phát hiện về số phận và cảnh ngộ

Số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng một cổ đôi ba tròng xiết chặt: thực dân Pháp, chế độ phong kiến (thông lí Pá Tra), những quan niệm mê tín dị đoan và những hủ tục ngày xưa.

 

Số phận của những người nông dân nghèo của làng quê Bắc bộ được đặt vào tình cảnh thê thảm trong nạn đói 1945, tác giả đã dựng lên không khí tối tăm, ảm đạm bao trùm xóm ngụ cư; những người nông dân nghèo khổ, thậm chí là dân ngụ cư, gặp nhau trong tình huống truyện oái oăm: "Vợ nhặt".

Tư tưởng nhân đạo

- Ngợi ca sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong vẻ lầm lũi và cam chịu.

- Đứng lên tháo bỏ xiềng xích, đi theo cách mạng cùng niềm tin, hi vọng tương lai tốt đẹp

 

 

 

- Xót xa trước cảnh thê thảm của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945

- Khám phá, trân trọng, nâng niu khát khao hạnh phúc gia đình, cuộc sống đầy đủ của người dân nghèo

- Niềm tin, niềm hi vọng đi theo lá cờ Đảng.

Kết luận: Cả hai tác phẩm đều rất thành công khi khắc họa số phận và cảnh ngộ của người nông dân dưới áp bức bọc lột của chế độ thực dân phong kiến. Đằng sau sự xót xa thê thảm ấy lại chính là những giá trị tâm hồn, những khát khao mãnh liệt. Dưới ngọn cờ của cách mạng họ được thôi thúc và hành động với niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 197)

So sánh những khám phá, sáng tạo riêng của tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình trong việc thể hiện chủ nghĩa anh hùng

 

Rừng xà nu

Những đứa con trong gia đình

Chủ nghĩa anh hùng

- Xây dựng nhân vật anh hùng: Tnu, chị em Việt Chiến... Họ hiện lên là những con người lí tưởng và đẹp đẽ, sinh ra trong gia đình truyền thống cách mạng, từ mất mát đau thương đứng dậy mạnh mẽ.

- Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, trung thành với Đảng.

- Sức sống bất diệt của con người Việt Nam.

 

Những khám phá, sáng tạo riêng

- Tác giả đã chọn một loại cây biểu tượng của đồng bào Tây Nguyên và xây dựng hình ảnh ấy thành biểu tượng đẹp đẽ, đặc sắc, tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước - hình tượng rừng xà nu.

- Miêu tả rừng xà nu thành một nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ cho cuộc chiến đấu anh hùng của dân làng Xô Man chống Mĩ, tô đậm chất sử thi hào hùng cho câu chuyện. Rừng xà nu ấy có các thế hệ xà nu, với những thế hệ người dân làng Xô Man, cụ Mết – cây đại thụ, Tnu – cây trưởng thành còn Dít còn bé Heng – cây non. Những thế hệ nối tiếp nhau nhưng cùng chung một lí tưởng chống giặc ngoại xâm

- Chủ đề của truyện là chân lí của thời đại cách mạng: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo". Nổi bật nét phóng khoáng ý chí quyết liệt của người dân Tây Nguyên

- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm được thể hiện sắc nét trong truyền thống anh dũng, đáng tự hào của một gia đình. Tiêu biểu cho ý tưởng đó của tác giả là hình ảnh hai chị em Chiến và Việt.

- Chọn một gia đình để viết truyện, ý tưởng của nhà văn chính là để nói lên điều sâu xa: gia đình là tế bào của xã hội, một gia đình bình thường đã lần lượt như thế, thì cả miền Nam, cả nước sẽ như thế nào? Đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng khi nó đã thấm sâu đến từng người dân, đặc biệt nó đầy ắp trong tim thế hệ trẻ.

- Nguyễn Thi rất hiểu con người miền Nam, đặc biệt là "kiểu người Út Tịch", sinh ra là để đánh giặc cứu nước, mà đã đánh giặc thì dũng cảm, gan góc không ai bằng. Vì thế, ông đã xây dựng rất thành công kiểu nhân vật đánh Mĩ trong gia đình, đặc biệt là Chiến và Việt.

 

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 197)

Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa:

- Định nghĩa tình huống truyện: Tình huống truyện là hoàn cảnh, tình thế chứa đựng những mâu thuẫn, éo le. Từ đó làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác giả

- Tình huống truyện trong chiếc thuyền ngoài xa. Xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lý của Phùng –nghệ sĩ săn tìm cái đẹp bên bờ biển, ở tòa án huyện

+ Ngoài bờ biển: Những phát hiện của Phùng: Đằng sau bức ảnh “đắt” trời cho, một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ mang vẻ đẹp tuyệt bích ấy là một sự thật đầy đau lòng. Chiếc thuyền mà Phùng tấm tắc khen ngợi ấy bước xuống một người đàn bà xấu xí, cam chịu cùng người đàn ông vũ phu, thô kệch và dữ dằn.

+ Ở tòa án: Nghịch lí xảy ra ở toàn án huyện, nguời đàn bà ngày ngày bị hành hạ đang được đòi lại sự tự do thì van xin được sống cùng người chồng vũ phu. Bà thuật lại những lí do, lí lẽ mà Phùng và Đẩu mới “ngộ” ra những chân lí sâu sắc về cuộc sống.

- Ý nghĩa:

+ Phát hiện sâu sắc của người nghệ sĩ về cuộc đời, con người, sự gắn kết giữa nghệ thuật và đời sống. Cuộc sống vốn là một bức tranh đầy sắc màu, nhiều nghịch lí mà ta không thể đánh giá qua vẻ bề ngoài. Chúng ta cần có cái nhìn đa diện đa chiều, phân tích sự việc trên nhiều khía cạnh khác nhau. Một bức tranh đẹp là khi ta nhìn từ xa còn khi nhìn gần ta sẽ thấy từng nét nguệch ngoạc kết hợp với nhau. Cuộc sống cũng vậy đằng sau sự êm đềm là những sóng ngầm.

+ Người nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc đời, nghệ thuật gắn liền với thực tế.

- Giá trị hiện thực : Cuộc sống nghèo đói tối tăm chính là nguyễn nhân của bạo hành gia đình. Dù chúng ta đã thành công trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhưng cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống của từng con người còn đầy cam go, lâu dài,...

- Giá trị nhân đạo: Cảm thông với số phận đau khổ, lên án cái xấu, cái ác còn tồn tại trong gia đình Việt Nam, tàn dư, nỗi đau mà chiến tranh mang lại. Phát hiện, ngợ ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 197)

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

- Vở kịch là bài học đáng quý, được sống là một điều quý giá nhưng sống đúng là mình, sống trọn vẹn nhưng giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn là việc được sống nhưng lại trong thân xác của người khác. Sự sống chỉ có ý nghĩa, thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống tự nhiên, chân thật với sự hài hòa cả về thể xác lẫn tâm hồn.

- Con người cần phải biết đấu tranh vớ nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 197)

- Ý nghĩa đoạn trích gây xúc động mạnh cho người đọc:

+ Sức mạnh phi thường của con người, bằng ý chí, nghị lực, niềm tin vào tương lai, họ vượt qua tất cả, họ vượt qua chiến tranh, bi kịch của số phận.

+ Đoạn trích thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với những đau thương mất mát, di chứng chiến tranh, cùng những khó khăn trong cuộc mưu sinh thường nhật.

+ Lên án tố cáo chiến tranh phi nghĩa, sức tàn phá cùng những đau thương mất mát mà nó mang lại.

+ Khát vọng hòa bình, tin tưởng vào ý chí, nghị lực.

- Nghệ thuật:

+ Miêu tả tinh tế, sâu sắc nội tâm, diễn biến tâm trạng nhân vật.

+ Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn.

+ Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 197)

- Nội dung: Truyện ngắn Thuốc phê phán căn bệnh gia trưởng, lạc hậu của người Trung Quốc bấy giờ, xót xa cho người làm cách mạng xa rời quần chúng.

- Ý nghĩa tư tưởng truyện ngắn Thuốc:

+ Người Trung Quốc cần có thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.

+ Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”.

+ Người làm cách mạng phải gần gũi, giác ngộ quần chúng.

-.Nghệ thuật:

+ Cách xây dựng nhân vật đặc biệt ,cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.

+ Hình ảnh, ngôn ngữ giàu tính biểu tượng.

+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ 3 truyền thống nhưng lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên sâu sắc, lôi cuốn.

Câu 7 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 197)

Ý nghĩa các biểu tượng:

- Biển cả: Một môi trường đầy khó khăn, thử thách của con người, tự nhiên.

- Đàn cá mập: Tượng trưng cho những khó khăn ngáng trở con người trên con đường vươn tớ lí tưởng cao đẹp. Nó là biểu tượng của cái xấu, sự tha hóa tồi tệ, đáng lên án, lũ tư sản chỉ biết cướp không thành quả lao động của người lao động nghèo.

- Ông lão và con cá kiếm là hai hình tượng nổi bật nhất của đoạn trích. Chúng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.

- Ông lão:

+ Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị. Ông lão ngư phủ lành nghề, một mình đơn độc trong cuộc chiến dũng cảm và mưu trí, thực hiện ước mơ.

+ Cảm nhận của ông về “đối thủ” không hề thù hằn mà ngược lại, ông gần như cảm kích, chiêm ngưỡng, thậm chí nuối tiếc nếu giết nó.

- Cá kiếm tượng trưng:

+ Vẻ đẹp kiêu hùng, vĩ đại của tự nhiên, những vòng lượn của con cá kiếm thể hiện lòng dũng cảm, kiên cường không kém gì đối thủ của nó

+ Con cá kiếm chính là hình ảnh lí tưởng, của ước mơ mỗi người theo đuổi trong cuộc đời

+ Sự khác biệt giữa hình ảnh đẹp khi chưa bị chiếm lĩnh mang một ý nghĩa riêng, đó là hình ảnh chuyển từ ước mơ sang hiện thực, nó không còn lung linh, huy hoàng như trước

Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên, con người vừa là bạn vừa là đối thủ: con á kiếm là ước mơ cao cả nhưng cũng khác thường, cao cả mà con người theo đuổi trong đời

 

Gợi ý Văn 12 Soạn Ôn tập phần Văn học do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (318)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy