ican
Soạn Văn 12
Diễn đạt trong văn nghị luận

Soạn Diễn đạt trong văn nghị luận

Văn 12 bài Soạn Diễn đạt trong văn nghị luận: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn Diễn đạt trong văn nghị luận giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

1. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 136)

 

Đoạn 1

Đoạn 2

Cách dùng từ

-Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về

- … trong lúc nhàn rỗi rãi…

- Bác vốn chẳng thích làm thơ.....

-… vẻ đẹp lung linh

-Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ

-Chúng ta không thể nhắc tới....

-Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ.....

-Thơ không phải mục đích cao nhất

-Nhưng vần thơ vang lên ... nhà tù

-… là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó

Ưu điểm

 

Từ ngữ phù hợp.

Nhược điểm

Có nhiều lỗi dùng từ chưa hợp lí, dùng nhiều ngôn ngữ sinh hoạt chứ không phải văn chương.

 

Sửa lỗi dùng từ

+ Nhàn rỗi → thư thả

+ Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ

+ nhà tù khổ sở → nhà lao

+ Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý

+ Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 137)

a) Các từ ngữ in đậm có tác dụng thể hiện cảm xúc buồn tinh tế ,rung cảm về hồn thơ Huy Cận. Người viết gợi lên một tâm hồn thơ mang nỗi sầu nhân thế, sự ảo não,..

b) Sắc thái biểu cảm của từ ngữ in đậm rất phù hợp với đối tượng nghị luận.

- Gọi “chàng” – sự hoa mỹ để nhắc về một tài năng văn chương đang còn trẻ.

- Thơ Huy Cận trước cách mạng luôn luôn ẩn chứ những nỗi buồn man mác, những nhạy cảm đầy tinh tế về thiên nhiên, thời gian, không gian, vũ trụ nên tác giả sử dụng loạt từ :“linh hồn Huy Cận”, “nỗi hắt hiu trong cõi trời”, “hơi gió nhớ thương”.

- Từ chàng được thay bằng các từ: thi sĩ, nhà thơ, Huy Cận…

- Cụm từ “ nỗi hắt hiu cõi trời” bằng “nỗi buồn trong không gian”.

- Cụm từ: “hơi gió nhớ thương” bằng “tình cảm nhớ thương”.

=> Nếu thay như vậy, cách diễn đạt của đoạn văn thiếu cảm xúc.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 137)

Từ ngữ không phù hợp

Từ ngữ thay thế

Vĩ đại

Nổi tiếng

Kiệt tác

Tác phẩm hay

Chẳng là gì cả

Không là gì

Anh chàng

Nhân vật

Cũng thế thôi mà

Cũng vậy

Tên hàng thịt

anh hàng thịt

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 137)

Các lưu ý khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận:

- Xác định đúng đối tượng văn nghị luận, đúng phong cách.

- Tránh dùng từ khuôn sáo, quá hóa mỹ không phù hợp, ngôn ngữ sinh hoạt.

- Nên dùng từ ngữ gợi cảm, giàu hình tượng, phải hết sức thận trọng.

- Sử dụng phép tu từ hợp lí, liên tưởng, tưởng tượng đúng.

2. Sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 140)

a) Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong hai đoạn văn:

- Đoạn 1: tác giả sử dụng nhiều câu trần thuật, câu dài ngắn đan xen, đơn giản.

- Đoạn 2: sử dụng các kiểu câu phong phú gồm các câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu trần thuật…

b) Việc sử dụng kết hợp các kiểu câu khác nhau trong đoạn văn nghị luận: diễn đạt linh hoạt, đan xen đồng thời cảm xúc, tạo sự hài hòa, hợp lí trong lập luận.

c) Trong đoạn văn số 2: sử dụng biện pháp tu từ lặp cú pháp để làm cho đoạn văn diễn đạt khắc sâu hơn về ý, biểu hiện rõ thái độ, tình cảm người viết, nhấn mạnh bộc lộ cảm xúc của tác giả.

d) Trong bài văn nghị luận sử dụng một số biện pháp tu từ cú pháp vì sử dụng như vậy kết hợp được nhiều kiểu cầu khiến, việc diễn đạt linh hoạt, sắc thái tình cảm.

- Các biện pháp tu từ thường sử dụng: lặp cú pháp, đảo ngữ, chêm xen, câu hỏi tu từ.

Ví dụ: Câu hỏi tu từ: “Bác nói cùng ai? Hỡi đồng bào cả nước, lời mở đầu bản tuyên ngôn đã chỉ rõ… Nhưng có phải chỉ nói với đồng bào ta không? (Chế Lan Viên- Trời cao xanh ngắt sáng tuyên ngôn).

Ví dụ: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một” (Hồ Chí Minh) - khẳng định hùng hồn, đanh thép về sự đoàn kết, thống nhất ý chí của nhân dân ta.

- Ngoài ra còn có thể sử dụng biện pháp liệt kê, song hành…

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 140)

a) Trong đoạn văn, người viết dùng nhiều câu trần thuật: Trong hầu hết các bài văn thì đây là kiểu câu hay dùng nhất, nó giúp truyền đạt nội dung, thông báo mang tính tự sự, tản mạn, cung cấp thông tin cho người đọc về kiến thức, đối tượng.

b) “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng”: câu đặt biệt bộc lộ cảm xúc. Câu văn cho thấy tâm trạng lắng lại của người viết trước đối tượng nghị luận.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 140)

- Đoạn (1): trạng ngữ dài, cách diễn đạt thiếu linh hoạt, rườm rà. Vị ngữ nên đảm nhiệm nội dung diễn đạt rõ ràng hơn.

- Đoạn (2): thành phần vị ngữ quá dài, nên tách thành nhiều câu đơn.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 140)

Khi sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận, cần chú ý:

- Sử dụng nhiều kiểu câu để giọng văn linh hoạt.

- Các thành phần cú pháp được dùng tạo sự hợp lí, mạch lạc cho đoạn văn.

- Sử dụng phép tu từ cú pháp phù hợp để tạo nhịp điệu linh hoạt, nhấn mạnh.

II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Khi viết văn nghị luận cần chú ý cách dùng từ : lựa chọn từ chính xác, phù hợp, tránh dùng lạc phong cách hoặc những từ sáo rỗng, cầu kì. Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và các từ gợi hình, gợi tả.

- Khi viết chú ý kết hợp các kiểu câu một cách linh hoạt, sử dụng phép tu từ cú pháp.

Gợi ý Văn 12 Soạn Diễn đạt trong văn nghị luận do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (477)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy