ican
Soạn Văn 12
Đọc thêm: Tiếng hát con tàu

Soạn bài Tiếng hát con tàu siêu ngắn

Văn 12 bài soạn bài Tiếng hát con tàu: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, soạn bài Tiếng hát con tàu giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

TIẾNG HÁT CON TÀU

- Chế Lan Viên -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 146)

* Nhan đề “Tiếng hát con tàu” là một nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng:

- “Con tàu” là hình ảnh độc đáo biểu tượng cho khát vọng ra đi, đến với những miền đất xa xôi, đến với cuộc đời rộng mở của nhân dân, đất nước; đến với những mơ ước, ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

- “Tiếng hát” là khát vọng cất lên thành tiếng, vang lên thành nhạc, là hành khúc lên đường đầy giục giã, say mê.

- “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát lên đường, tiếng hát say mê và rạo rực tin yêu của “cái tôi” cá nhân trong niềm vui được hòa nhập với “cái ta” của cộng đồng lớn lao, mạnh mẽ . Con tàu tâm hồn đi suốt bài thơ, trở thành biểu tượng sinh động cho cảm xúc chủ đạo của tác giả: Khát vọng về với nhân dân, về với ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

* Bốn câu thơ đề từ:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu

- Địa danh “Tây Bắc”: vừa là hình ảnh thực, chỉ tên gọi cụ thể của một vùng đất lại vừa mang nét nghĩa biểu tượng cho những miền đất xa xôi của Tổ quốc, nơi đang vẫy gọi, mong chờ bao bàn tay và tấm lòng đến chung sức dựng xây; nơi có cuộc sống gian lao mà sâu nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi đã khắc ghi bao kỉ niệm ân tình kháng chiến.

- Hình ảnh “con tàu”: Thực tế, vào những năm 60, Tây Bắc chưa hề có đường tàu và như thế, chưa hề có con tàu nào lên được Tây Bắc. Con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng đi xa, thoát khỏi cuộc sống cá nhân chật hẹp, đến với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đến với ước mơ cao đẹp, với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật.

Trước sự vẫy gọi của Tây Bắc, không khí tưng bừng, náo nức của đất nước trong công cuộc xây dựng CNXH, con tàu tâm hồn nhà thơ khao khát được lên đường, trở về với nhân dân, về với nhọn nguồn đích thực của nghệ thuật.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 146)

- Bố cục 3 phần

+ 2 khổ đầu: Sự trăn trở, lời mời gọi lên đường.

+ 9 khổ giữa: Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến.

+ 4 khổ cuối: khúc hát lên đường say mê, tin tưởng.

- Bố cục thể hiện sự vận động của tâm trạng chủ thể trữ tình: Phần đầu có sự day dứt, trăn trở. Đoạn giữa là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối sôi nổi, háo hức.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 146)

- Khổ thơ thể hiện niềm vui, hạnh phúc lớn lao khi nhân vật trữ tình gặp lại nhân dân:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

- Để thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao, tác giả liên tiếp sử dụng những hình ảnh so sánh:

+ Những hình ảnh vừa có vẻ đẹp thơ mộng, mượt mà vừa biểu tượng cho quy luật tất yếu của tự nhiên: nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

+ Vừa có sự hoà hợp giữa nhu cầu, khát vọng của bản thân với hiện thực: trẻ thơ đói lòng gặp sữa, nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

→ Nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của việc trở về với nhân dân.

- Việc trở về với nhân dân còn là một lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật. Về với nhân dân là về với ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật, về với những gì thân thiết, sâu nặng nhất của lòng mình.

Câu 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 146)

Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ.

- Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà hiểu qua những hình ảnh, con người cụ thể, gần gũi thân thương.

- Đó là: anh con, người du kích với chiếc áo nâu suốt một đời vá rách – Đêm cuối cùng anh gởi lại cho con; em con, thằng liên lạc - Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ; là bà mế già lửa hồng soi tóc bạc – Năm con đau mế thức một mùa dài.

+ Những điệp ngữ con nhớ anh con, con nhớ em con, con nhớ mế ... làm đoạn thơ chồng chất kỉ niệm được gợi ra từ hoài niệm về nhân dân của nhà thơ.

+ Cách xưng hô của chủ thể trữ tình (anh con, em con, con nhớ mế) bộc lộ một tình cảm chân thành, ruột thịt với những con người đã từng găn bó mật thiết với mình trong những năm kháng chiến.

- Những câu thơ này cho thấy sự giác ngộ một chân lí đời sống và cũng là chân lí của nghệ thuật: phải trở về thuỷ chung gắn bó với nhân dân.

Câu 5. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 146)

1.

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.

2.

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

- Tình yêu là kết tinh cao độ của những kỉ niệm và sự gắn bó máu thịt với Tây Bắc cũng là với kháng chiến, với đất nước.

- Những câu thơ cô đúc như những châm ngôn, triết lí nhưng không khô khan mà từ quy luật của tình cảm, của trái tim, được cảm nhận bằng trái tim.

- Kết hợp cảm xúc và suy tưởng, nâng cảm xúc suy tưởng lên thành những suy ngẫm triết lí - đó là thành công của đoạn thơ, cũng là nét đặc sắc trong thơ Chế Lan viên.

Câu 6. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 146)

- Chế Lan Viên sáng tạo một hệ thống hình ảnh đa dạng, phong phú:

+ Có những hình ảnh thị giác do quan sát được trong đời sống thực: bản sương giăng, đèo mây phủ, chim rừng lông trở biếc...

+ Có những hình ảnh được miêu tả cụ thể, chi tiết: Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách

+ Có hình ảnh thữ nhưng giàu sức gợi: Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc

+ Có những hình ảnh mang tính biểu tượng: con tàu, vầng trăng, Tây Bắc, suối lớn mùa xuân...

→ Chế Lan Viên thường có thói quen thiết kế những hình ảnh độc đáo, mới lạ, xâu chuỗi, liên kết với nhau bằng những liên tưởng bất ngờ, có chiều sâu trí tuệ.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Ý nghĩa của nhan đề và lời đề từ

* Nhan đề “Tiếng hát con tàu” là một nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng: “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát lên đường, tiếng hát say mê và rạo rực tin yêu của “cái tôi” cá nhân trong niềm vui được hòa nhập với “cái ta” của cộng đồng lớn lao, mạnh mẽ . Con tàu tâm hồn đi suốt bài thơ, trở thành biểu tượng sinh động cho cảm xúc chủ đạo của tác giả: Khát vọng về với nhân dân, về với ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

* Bốn câu thơ đề từ:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu

- Địa danh “Tây Bắc”: vừa là hình ảnh thực, chỉ tên gọi cụ thể của một vùng đất lại vừa mang nét nghĩa biểu tượng cho những miền đất xa xôi của Tổ quốc, nơi đang vẫy gọi, mong chờ bao bàn tay và tấm lòng đến chung sức dựng xây; nơi có cuộc sống gian lao mà sâu nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi đã khắc ghi bao kỉ niệm ân tình kháng chiến.

- Hình ảnh “con tàu”: Thực tế, vào những năm 60, Tây Bắc chưa hề có đường tàu và như thế, chưa hề có con tàu nào lên được Tây Bắc. Con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng đi xa, thoát khỏi cuộc sống cá nhân chật hẹp, đến với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đến với ước mơ cao đẹp, với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật.

Trước sự vẫy gọi của Tây Bắc, không khí tưng bừng, náo nức của đất nước trong công cuộc xây dựng CNXH, con tàu tâm hồn nhà thơ khao khát được lên đường, trở về với nhân dân, về với nhọn nguồn đích thực của nghệ thuật.

2. Niềm vui lớn lao khi gặp lại nhân dân:

- Được thể hiện trong khổ thơ:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

- Để thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao, tác giả liên tiếp sử dụng những hình ảnh so sánh để nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của việc trở về với nhân dân.

- Việc trở về với nhân dân còn là một lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật. Về với nhân dân là về với ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật, về với những gì thân thiết, sâu nặng nhất của lòng mình.

3. Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ

- Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà hiểu qua những hình ảnh, con người cụ thể, gần gũi thân thương. Đó là: anh con, người du kích với chiếc áo nâu suốt một đời vá rách – Đêm cuối cùng anh gởi lại cho con; em con, thằng liên lạc - Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ; là bà mế già lửa hồng soi tóc bạc – Năm con đau mế thức một mùa dài.

- Những câu thơ này cho thấy sự giác ngộ một chân lí đời sống và cũng là chân lí của nghệ thuật: phải trở về thuỷ chung gắn bó với nhân dân.

4. Những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí

Chất triết lí trong thơ Chế Lan Viên được rút ra từ quy luật tình cảm nên không khô khan mà rất tự nhiên, sâu sắc.

 

Gợi ý Văn 12 soạn bài Tiếng hát con tàu do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (393)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy