ican
Soạn Văn 12
Phong cách ngôn ngữ khoa học

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Nhằm giúp các em thuận tiện hơn trong việc tiếp thu bài học về "Phong cách ngôn ngữ khoa học" trong chương trình Ngữ văn 12. ICAN.VN hướng dẫn cách soạn văn chi tiết, ngắn gọn và bám sát chương trình học trên lớp.

Ican

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

 

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1.1. Văn bản khoa học

- Các loại văn bản khoa học:

+ Văn bản khoa học chuyên sâu

+ Văn bản khoa học giáo khoa

+ Văn bản khoa học phổ cập

1.2. Ngôn ngữ khoa học

- Ngôn ngữ khoa học: Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp về những vấn đề khoa học.

- Các dạng:

+ Dạng viết: báo cáo khoa học, luận văn, luận án, SGK, sách phổ biến khoa học,…

+ Dạng nói: giảng bài, nói chuyện khoa học, thảo luận – tranh luận khoa học,...

2. Đặc trưng của ngôn ngữ khoa học

2.1. Tính khái quát, trừu tượng

- Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.

- Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể).

2.2. Tính lí trí, logic

- Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.

- Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.

- Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.

2.3. Tính khách quan, phi cá thể

- Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc.

- Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân.

II. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 76)

a. Nội dung khoa học trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (trong Ngữ văn 12, tập một):

- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

- Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn.

- Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX.

b. Văn bản đó thuộc ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, chuyên ngành Khoa học Ngữ văn.

c. Ngôn ngữ khoa học trong văn bản có nhiều đặc điểm:

- Dùng nhiều thuật ngữ văn học: thể loại, nhà văn, tác phẩm, truyện ngắn, thơ,...

- Kết cấu của văn bản mạch lạc, chặt chẽ: có hệ thống đề mục lớn nhỏ, các phần, các đoạn rõ ràng.

Bài 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 76)

- Điểm:

+ Ngôn ngữ thông thường: Hình nhỏ nhất, thường là hình tròn mà mắt thường có thể nhìn thấy được.

+ Ngôn ngữ khoa học: Phần không gian có kích thước mọi chiều bằng không.

- Đoạn thẳng:

+ Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy gập.

+ Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.

- Đường thẳng:

+ Ngôn ngữ thông thường: Đường dài không bị giới hạn về hai phía, hai điểm.

+ Ngôn ngữ khoa học: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm khác nhau.

- Mặt phẳng:

+ Ngôn ngữ thông thường: bề mặt của một vật bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.

+ Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ ản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.

- Góc:

+ Ngôn ngữ thông thường: Có thể là một phần, một phía.

+ Ngôn ngữ khoa học: Phần mặt phẳng giới hạn bởi hai nửa đường thẳng cùng xuất phát từ một điểm.

- Đường tròn:

+ Ngôn ngữ thông thường: Có hình dáng, đường nét giống như hình tròn, có hình khối giống hình cầu hoặc hình trụ.

+ Ngôn ngữ khoa học: Tập hợp tất cả những điểm trên một mặt phẳng, cách đều điểm cho trước một khoảng cách.

- Góc vuông:

+ Ngôn ngữ thông thường: Một góc có bề mặt giống như hình vuông.

+ Ngôn ngữ khoa học: Góc vuông là góc có số đo bằng 900.

Bài 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 76)

- Thuật ngữ: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá…

- Tính lí trí và logic thể hiện ở lập luận:

+ Câu đầu: Nêu lên luận điểm.

+ Các câu sau: Nêu các luận cứ, cứ liệu thực tế để chứng minh, làm sáng tỏ luận điểm.

Bài 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 76)

Tham khảo:

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người: 70% cơ thể người là nước. Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, có vai trò vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, thanh lọc thận,... Đối với đời sống hàng ngày, nước là thứ không thể thay thế: dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước dùng để uống, chế biến thực phẩm, để tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh… Không những vậy nước còn được sử dụng trong phát triển các ngành kinh tế: cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, phát triển thủy điện, sử dụng trong các nhà máy lọc sàng nguyên liệu… Không có nước sạch, cuộc sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nguồn nước sạch ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang ngày càng bị ô nhiễm, nhiều dòng sông trở thành “dòng sông chết”. Hậu quả là nhiều quốc gia hiện nay đang thiếu nước sạch trầm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước.

(Sưu tầm)

Hy vọng rằng, bài học này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học "Phong cách ngôn ngữ khoa học" - Ngữ văn lớp 12

Đánh giá (319)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy