ican
Soạn Văn 12
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

"Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học" thuộc chủ đề nghị luận xã hội không thể bỏ qua trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Ở bài học này, Ican.vn hướng dẫn các em soạn văn Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học chi tiết và dễ hiểu nhất.

Ican

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

 

I. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý

Đề 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 91)

Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”

Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến trên.

 

1. Tìm hiểu đề:

- Tìm hiểu nghĩa của các từ :

+ Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau

+ Chủ lưu: dòng chính (bộ phận chính), khác với phụ lưu, chi lưu

+ Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.

- Tìm hiểu ý nghĩa của câu:

+ Văn học VN rất đa dạng, phong phú

+ Văn học yêu nước là chủ lưu

- Thao tác:

Giải thích, bình luận, chứng minh...

- Phạm vi tư liệu:

Các tác phẩm tiêu biểu có nội dung yêu nước của VHVN qua các thời kì.

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài:

Giới thiệu câu nói của Đặng Thai Mai

b. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của câu nói:

+ Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng (Đa dạng về số lượng tác phẩm, đa dạng về thể loại, đa dạng về phong cách tác giả).

+ Văn học yêu nước là một chủ lưu, xuyên suốt.

- Bình luận, chứng minh về ý nghĩa câu nói:

+ Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng

+ Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử VH Việt Nam:

  • Văn học trung đại
  • Văn học cận – hiện đại.

+ Nguyên nhân:

  • Đời sống tư tưởng con người Việt Nam phong phú đa dạng
  • Do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử VN thường xuyên phải chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước.

+ Nêu và phân tích một số dẫn chứng: Nam quốc sơn hà, Cáo bình Ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập …

c. Kết bài:

Khẳng định giá trị của ý kiến trên.

- Giúp đọc hiểu hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm văn học dân tộc.

- Biết ơn, khắc sâu công lao của cha ông trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước.

- Giữ gìn, yêu mến, học tập những tác phẩm văn học có nội dung yêu nước của mọi thời đại.

Đề 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 91)

Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói:

“Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài.”

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

1. Tìm hiểu đề

a. Thể loại Nghị luận (giải thích – bình luận) một ý kiến bàn về văn học.

b. Nội dung

- Tìm hiểu nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.

+ Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ: chỉ hiểu trong phạm vi hẹp

+ Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: khi kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn theo thời gian thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách.

+ Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: Theo thời gian, con người càng giàu vốn sống, kinh nghiệm và vốn văn hóa thì khả năng am hiểu khi đọc sách sâu hơn, rộng hơn.

- Tìm hiểu nghĩa của câu nói:

Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hoá và kinh nghiệm… càng nhiều thì đọc sách càng hiệu quả hơn.

c. Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

Giới thiệu ý kiến của Lâm Ngữ Đường.

b. Thân bài

Giải thích hàm ý của ba hình ảnh so sánh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.

Khả năng tiếp nhận khi đọc sách (tác phẩm văn học) tùy thuộc vào điều kiện, trình độ, và năng lực chủ quan của người đọc.

- Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng của vấn đề:

+ Đọc sách tùy thuộc vào vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm, tâm lý, của người đọc. Ví dụ: Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du:

+ Tuổi thiếu niên: Có thể xem là câu chuyện về số phận đau khổ của con người.

  • Lớn hơn: Hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, hiểu được ý nghĩa xã hội to lớn của Truyện Kiều.
  • Người lớn tuổi: Cảm nhận thêm về ý nghĩa triết học của Truyện Kiều.

- Bình luận và bổ sung những khía cạnh chưa đúng của vấn đề

+ Không phải ai từng trải cũng hiểu sâu sắc tác phẩm khi đọc. Ngược lại, có những người trẻ tuổi nhưng vẫn hiểu sâu sắc tác phẩm (do tự nâng cao vốn sống, trình độ văn hóa, trình độ lý luận, ham học hỏi,…. ).

+ Ví dụ: Những bài luận đạt giải cao của các học sinh giỏi về tác phẩm văn học (tự học, ham đọc, sưu tầm sách, nâng cao kiến thức).

c. Kết bài:

Tác dụng, giá trị của ý kiến trên đối với người đọc

- Muốn đọc sách tốt, tự trang bị sự hiểu biết về nhiều mặt.

- Đọc sách phải biết suy ngẫm, tra cứu.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Đối tượng của một bài nghị luận bàn về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học lịch sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học…

2. Cách làm

Tùy từng đề để vận dụng thao tác một cách hợp lí nhưng thường tập trung vào:

- Giải thích ý kiến

- Bình luận, chứng minh ý kiến

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 93)

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam.

- Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học.

b. Thân bài

- Giải thích về ý nghĩa câu nói: Thạch Lam nêu lên chức năng to lớn và cao cả của văn học.

+ Thạch Lam không tán thành quan điểm văn học thoát li thực tế: Thế giới dối trá và tàn ác

+ Khẳng định giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học

- Bình luận và chứng minh ý kiến:

+ Đó là một quan điểm rất đúng đắn về giá trị văn học:

  • Trước Cách mạng tháng Tám: quan điểm tiến bộ.
  • Ngày nay: vẫn còn nguyên giá trị.

+ Chọn và phân tích một số dẫn chứng (Truyện Kiều, Số đỏ, Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Nhật ký trong tù....) để chứng minh 2 nội dung:

  • Tác dụng cải tạo xã hội của văn học.
  • Tác dụng giáo dục con người của văn học

c. Kết bài

- Khẳng định sự đúng đắn và tiến bộ trong quan điểm sáng tác của Thạch Lam.

- Nêu tác dụng của ý kiến trên đối với người đọc:

+ Hiểu và thẩm định đúng giá trị của tác phẩm văn học.

+ Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ của từng thời kì.

Bài 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 93)

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh.” (Tuyển tập Hoài Thanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)

Hãy bày tỏ ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên.

a. Mở bài

- Dẫn dắt.

- Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh.

- Nhận định chung của mình về ý kiến đó.

b. Thân bài

* Giải thích:

- “Thái độ": tổng thể những ý nghĩa, tình cảm được thể hiện ra bên ngoài qua cử chỉ, thái độ, hành động. “Thái độ toàn tâm toàn ý": hoàn toàn để hết tâm trí, tinh thần và sức lực vào làm một công việc chung nào đó.

- “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng”: hoàn toàn để hết tâm trí, tinh thần và sức lực vào cách mạng.

- Nguyên nhân: nhân tố tạo ra kết quả hoặc làm nảy sinh sự việc (đang nói đến).

- Có nhiều nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu: năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…).

- Hoài Thanh khẳng định: “thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng” là “nguyên nhân chính", nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự thành công của thơ ông.

→ Nhận xét của Hoài Thanh xuất phát từ đặc điểm trong phong cách thơ của thơ Tố Hữu: “Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình - chính trị rất sâu sắc”.

* Bình luận, chứng minh:

- Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng của dân tộc (qua các tập thơ).

- Nội dung thơ:

+ Thơ Tố Hữu thể hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, thể hiện nhiệt tình cách mạng. Cái tôi trữ tình trong thơ ông là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.

+ Thơ Tố Hữu phản ánh những vấn đề, sự kiện lớn lao của dân tộc, của cách mạng, có tính chất toàn dân.

+ Thơ Tố Hữu là tấm gương trong sáng phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu hi sinh vì tương lai dân tộc.

+ Ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm, giọng thơ tâm tình, đằm thắm.

Ví dụ: Phân tích những câu thơ, đoạn thơ để chứng minh cho sự thành công của thơ Tố Hữu (Khi con tu hú, Từ ấy, Việt Bắc,...)

c. Kết bài

- Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu.

- Khẳng định đặc điểm độc đáo trong sáng tác và giá trị những tác phẩm của Tố Hữu.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình làm văn "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học" - Ngữ văn lớp 12.

Đánh giá (251)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy