ican
Soạn Văn 12
Đọc thêm: Tự do (trích)

Soạn bài đọc thêm Tự do

Văn 12 bài soạn bài đọc thêm Tự do: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, soạn bài đọc thêm Tự do giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

TỰ DO (Ê-LUY-A)

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 173)

- Chủ đề: Khát vọng tự do cũng là lời kêu gọi hành động vì tự do của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị phát xít xâm lăng.

- Cách liệt kê các hình ảnh: mỗi khổ thơ đều xuất hiện liên tiếp các hình ảnh thu được bằng thị giác như trang vở, bàn học, cây xanh, đất cát, tuyết, trang sách, tro tàn, gươm đao, mũ áo , sa mạc, rừng hoang, tổ chim, hoa trái, khoanh bánh trắng, trời xanh, vầng trăng, tàu thuyền…, bằng cảm giác về màu sắc (trời trong xanh, khoanh bánh trắng, rực vàng son) không theo trật tự hay logic nào.

→ Những hình ảnh được liệt kê trong bài thơ là những hình ảnh giản di, gần gũi, chân thực trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh này không làm mất đi sự thiêng liêng của tự do mà ngược lại nó làm cho Tự Do được mở rộng ra nhiều nghĩa: Tự Do hóa thân vào mọi nơi, mọi chỗ và hóa thân vào cuộc sống.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 173)

* Nghệ thuật tạo câu trùng điệp: "Tôi viết tên em" có tác dụng:

- Tạo nhạc điệu cho bài thơ. Người đọc liên tưởng tới những nốt nhấn của một bản giao hưởng. Nó dội vào lòng người nghe, nó khắc sâu vào tâm trí, đồng thời sự lặp lại tạo ra điệp khúc.

- Sự lặp lại nhiều lần gợi một niềm tin vững chắc, một sự khẳng định chắc chắn, vững bền không thể đổi thay.

- Những lời tự nhủ, những lời khắc cốt ghi tâm ấy cũng chính là cách để nhà thơ thể hiện sự tôn thờ, đề cao tự do.

=> Đó là khát khao mãnh liệt của tác giả để vươn tới tự do.

* Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn “trên - trên" có tác dụng:

- Tạo nhạc điệu, điểm nhấn cho bài thơ

- Là cách thức tối ưu để tác giả bày tỏ tình yêu của mình với tự do

* Cách sử dụng đại từ em để gọi tự do là cách nhà thơ nhân hóa khái niệm trừu tượng này. Cách gọi này giúp nhà thơ diễn tả mối quan hệ thân mật, gắn bó và tình yêu thiết tha dành cho tự do.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 173)

-Từ “trên” chỉ không gian. Đó là không gian qua trí tưởng tượng đã chuyển hóa thành thời gian – Không gian, thời gian nghệ thuật thể hiện tâm trạng con người

-Từ “trên” gắn liền với những không gian thời gian giúp ta hiểu sâu về hai chữ tự do. Tự do thành khát vọng lớn, mãnh liệt của con người. Nó càng có ý nghĩa khi nhân dân Pháp ( 1942) bị phát xít xâm lược.

Câu 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 173)

Trong câu thơ “Tôi viết tên em” được lặp đi lặp lại, tôi có thể là tác giả và cũng có thể là những độc giả của bài thơ; viết có thể hiểu là “ghi, chép”. có thể hiểu là “hành động”.

Dù ở nét nghĩa nào thì “tôi" đều biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt. “Tôi" đã bị thu phục hoàn toàn bởi “em". “Em" (tự do) đã ngự trị “tôi" chiếm trọn không gian của “tôi", chiếm hết thời gian của “tôi" và suy nghĩ hành động của “tôi" luôn hướng về “em".

→ Với cấu trúc và suy luận như vậy, bài thơ giống như lời của một bản trường ca, một khúc hát dài ca ngợi và kêu gọi tự do. Đặt trong hoàn cảnh nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược, nhân dân bị mất tự do, tác phẩm trở thành bài "Thánh ca", kêu gọi nhân dân Pháp đấu tranh vì tự do, giải phóng đất nước.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Nội dung

Bài thơ miêu tả tâm trạng khát khao, chân thành tha thiết của những người dân nô lệ hướng tới tự do.

2. Nghệ thuật:

- Trùng điệp thủ pháp liệt kê, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc ... qua các khổ thơ.

- Hiệu quả: Nhạc điệu thơ gợi mạch cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ.

 

Gợi ý Văn 12 soạn bài đọc thêm Tự do do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (446)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy