ican
Soạn Văn 12
Đàn ghi ta của Lor-ca

Soạn bài Đàn ghi ta của Lorca

Văn 12 bài soạn bài Đàn ghi ta của Lorca: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, soạn bài Đàn ghi ta của Lorca giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA

(THANH THẢO)

 

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 166)

Bài thơ viết theo thể tự do, thiết lập cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt về cái chết bi thảm của Lor-ca qua hàng loạt các hình ảnh biểu tượng.

- Hệ thống hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn.

+ Hình ảnh tấm áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường. Đây không phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca.

→ Hình tượng Lor- ca nổi bật trên nền văn hóa đó, làm rõ Lor-ca là con người tự do, là ca sĩ dân gian. Đó là một ca sĩ đơn độc lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước cùng với Vầng trăng chuếnh choáng, Trên yên ngựa mỏi mòn.Anh đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình.

- Hệ thống các hình ảnh: áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy.

+ Tấm áo choàng bê bết đỏ để chỉ cái chết.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn. Mỗi hình ảnh này cũng làm nổi bật tình yêu, cái đẹp, cái chết, nỗi đau trong tư tưởng, khát vọng tình cảm của Lor- ca.

→ Cái chết oan khuất của Lor- ca gây lòng căm thù với bọn phát xít và sự thương cảm sâu sắc đối với người nghệ sĩ dân gian.

- Hệ thống các hình ảnh: Lor-ca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc, chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước, ném trái tim mình nào lặng yên…

Nhà thơ thể hiện niềm trân trọng dành cho Lor-ca và đã hoàn thành tâm nguyện của ông, để Lor-ca thực sự được giải thoát:

+ Lor-ca bơi sang ngang.

+ ném lá bùa.

+ ném trái tim vào xoáy nước, vào cõi lặng yên

→ Những hình ảnh này đều mang ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ luỵ trần gian.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 166)

- Nỗi niềm xót thương Lor- ca được chuyển hóa thành niềm tin về sự bất tử của tiếng đàn Lor- ca:

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang.

+ Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Đó là cái đẹp mà sự tàn ác không thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi như thứ cỏ dại mọc hoang.

+ Tiếng đàn còn là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài.

→ Nhà thơ Thanh Thảo đã thật sự cảm thông đến tận cùng với Lor- ca. Nghệ sĩ Lor- ca ra đi bất ngờ khiến hành trình cách tân nghệ thuật của ông bị dang dở và con đường ông đã đi qua không ai thực sự hiểu. Lor-ca đã dặn Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta, lời dặn đó thể hiện nhân cách nghệ sĩ,tình yêu say đắm với nghệ thuật và tình yêu tha thiết với đất nước Tây Ban Nha của Lor- ca. Lor- ca cho rằng cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để thi ca đó không trở thành vật án ngữ, cản trở sự sáng tạo nghệ thuật, để nghệ thuật của ông được phát triển và thay thế bằng nghệ thuật mới của lớp trẻ, hay hơn, giá trị hơn, hiện đại hơn...

+ Hình ảnh “giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng" gợi lên sự kiện sau khi sát hại Lor-ca, bọn phát xít muốn phi tang, đã ném xác người nghệ sĩ xuống giếng. Hình ảnh này gợi lên nhiều cách hiểu, nhiều ý nghĩa: giọt nước mắt (và) vầng trăng, giọt nước mắt (với) vầng trăng, giọt nước mặt (như) vầng trăng, giọt nước mắt (của) vầng trăng, giọt nước mắt (là) vầng trăng. Dù hiểu theo cách nào thì giọt nước mắt cũng gợi lên sự đau thương, vầng trăng gợi lên sự lung linh, huyền ảo, vĩnh hằng.

+ Hình ảnh “dòng sông rộng vô cùng/ Lor-ca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc" gợi lên chuyến đi linh thiêng vào cõi vĩnh hằng của người nghệ sĩ thiên tài.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 166)

Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ:

- Trước hết nó là cây đàn của Lor-ca.

- Tiếng đàn xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang.

- Tiếng đàn được thể hiện với nhiều cung bậc khác nhau, sự biến hóa nhiều trạng thái: vui tươi, âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi âm thanh của cái chết, giai điệu tình yêu.

- Tiếng đàn ghi ta là sự hài hòa nhiều trạng thái cảm xúc:

+ Cảm xúc của Lor-ca gửi gắm trong tiếng đàn.

+ Cuộc đời Lor-ca như tiếng đàn ghi ta, âm thanh, cung bậc lúc hùng tráng, mạnh mẽ, khi lại trầm lặng, buồn bã.

+ Âm thanh tiếng đàn biểu tượng của cảm xúc mãnh liệt của tác giả: niềm tiếc thương đau đớn, sự ngưỡng mộ hài hòa trước thân phận của Lor-ca.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Lor-ca - một con người tự do, đơn độc với khát vọng cách tân nghệ thuật

* Lor-ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha:

- Áo choàng đỏ gay gắt: hình ảnh này nhắc tới môn đấu bò tót, một sinh hoạt văn hóa khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới.

- Vầng trăng

- Yên ngựa.

- Cô gái Di- gan.

- Mô phỏng nốt nhạc ghi ta “ li-la-li-la-li-la

→ Tất cả làm nổi bật không gian văn hóa Tây Ban Nha.

- Hình ảnh tấm áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường. Đây không phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca.

→ Hình tượng Lor-ca nổi bật trên nền văn hóa đó, làm rõ Lor-ca là con người tự do, là ca sĩ dân gian. Đó là một ca sĩ đơn độc lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước cùng với Vầng trăng chuếnh choáng, Trên yên ngựa mỏi mòn. Anh đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình.

* Hình tượng Lor-ca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn,... Lor-ca hiện lên mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập ghềnh, xa thẳm.

2. Lor-ca - một chiến sĩ đấu tranh cho tự do

- Lor-ca bị bắt và hành hình:

+ Áo choàng bê bết đỏ.

+ Lor-ca bị điệu về bãi bắn.

+ Chàng đi như người mộng du.

→ -Lor-ca đi ra bãi bắn như người mộng du trong âm thanh vang vọng của tiếng đàn.

- Nghệ thuật khắc họa tiếng đàn:

+ Phép điệp: “tiếng ghi ta” và nâng cấp độ âm thanh bằng những thanh trắc gieo vào tiếng cuối.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh (ghi ta) vỡ ra thành màu sắc (nâu, xanh) thành hình khối (tròn bọt nước vỡ tan) thành hình ảnh động (ròng ròng máu chảy).

→ Tiếng đàn là nỗi lòng, là tình yêu đối với cái đẹp của Lor-ca. Cái chết đã biến Lor-ca thành hình tượng bất tử, là lời tuyên chiến mạnh mẽ của người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thống trị.

3. Sự bất tử của Lor-ca

- Nỗi niềm xót thương Lor- ca được chuyển hóa thành niềm tin về sự bất tử của tiếng đàn Lor- ca:

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang.

+ Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Đó là cái đẹp mà sự tàn ác không thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi như thứ cỏ dại mọc hoang.

+ Tiếng đàn còn là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài.

→ Nhà thơ Thanh Thảo đã thật sự cảm thông đến tận cùng với Lor- ca. Nghệ sĩ Lor- ca ra đi bất ngờ khiến hành trình cách tân nghệ thuật của ông bị dang dở và con đường ông đã đi qua không ai thực sự hiểu. Lor-ca đã dặn Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta, lời dặn đó thể hiện nhân cách nghệ sĩ,tình yêu say đắm với nghệ thuật và tình yêu tha thiết với đất nước Tây Ban Nha của Lor- ca. Lor- ca cho rằng cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để thi ca đó không trở thành vật án ngữ, cản trở sự sáng tạo nghệ thuật, để nghệ thuật của ông được phát triển và thay thế bằng nghệ thuật mới của lớp trẻ, hay hơn, giá trị hơn, hiện đại hơn...

+ Hình ảnh “giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng" gợi lên sự kiện sau khi sát hại Lor-ca, bọn phát xít muốn phi tang, đã ném xác người nghệ sĩ xuống giếng. Hình ảnh này gợi lên nhiều cách hiểu, nhiều ý nghĩa: giọt nước mắt (và) vầng trăng, giọt nước mắt (với) vầng trăng, giọt nước mặt (như) vầng trăng, giọt nước mắt (của) vầng trăng, giọt nước mắt (là) vầng trăng. Dù hiểu theo cách nào thì giọt nước mắt cũng gợi lên sự đau thương, vầng trăng gợi lên sự lung linh, huyền ảo, vĩnh hằng.

+ Hình ảnh “dòng sông rộng vô cùng/ Lor-ca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc" gợi lên chuyến đi linh thiêng vào cõi vĩnh hằng của người nghệ sĩ thiên tài.

4. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.

- Sử dụng hình ảnh, biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung.

- Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài tập. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 166)

1. Lor-ca - một con người tự do, đơn độc với khát vọng cách tân nghệ thuật

* Lor-ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha:

- Áo choàng đỏ gay gắt: hình ảnh này nhắc tới môn đấu bò tót, một sinh hoạt văn hóa khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới.

- Vầng trăng

- Yên ngựa.

- Cô gái Di- gan.

- Mô phỏng nốt nhạc ghi ta “ li-la-li-la-li-la

→ Tất cả làm nổi bật không gian văn hóa Tây Ban Nha.

- Hình ảnh tấm áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường. Đây không phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca.

→ Hình tượng Lor-ca nổi bật trên nền văn hóa đó, làm rõ Lor-ca là con người tự do, là ca sĩ dân gian. Đó là một ca sĩ đơn độc lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước cùng với Vầng trăng chuếnh choáng, Trên yên ngựa mỏi mòn. Anh đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình.

* Hình tượng Lor-ca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn,... Lor-ca hiện lên mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập ghềnh, xa thẳm.

2. Lor-ca - một chiến sĩ đấu tranh cho tự do

- Lor-ca bị bắt và hành hình:

+ Áo choàng bê bết đỏ.

+ Lor-ca bị điệu về bãi bắn.

+ Chàng đi như người mộng du.

→ -Lor-ca đi ra bãi bắn như người mộng du trong âm thanh vang vọng của tiếng đàn.

- Nghệ thuật khắc họa tiếng đàn:

+ Phép điệp: “tiếng ghi ta” và nâng cấp độ âm thanh bằng những thanh trắc gieo vào tiếng cuối.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh (ghi ta) vỡ ra thành màu sắc (nâu, xanh) thành hình khối (tròn bọt nước vỡ tan) thành hình ảnh động (ròng ròng máu chảy).

→ Tiếng đàn là nỗi lòng, là tình yêu đối với cái đẹp của Lor-ca. Cái chết đã biến Lor-ca thành hình tượng bất tử, là lời tuyên chiến mạnh mẽ của người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thống trị.

3. Sự bất tử của Lor-ca

- Nỗi niềm xót thương Lor- ca được chuyển hóa thành niềm tin về sự bất tử của tiếng đàn Lor- ca:

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang.

+ Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Đó là cái đẹp mà sự tàn ác không thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi như thứ cỏ dại mọc hoang.

+ Tiếng đàn còn là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài.

→ Nhà thơ Thanh Thảo đã thật sự cảm thông đến tận cùng với Lor- ca. Nghệ sĩ Lor- ca ra đi bất ngờ khiến hành trình cách tân nghệ thuật của ông bị dang dở và con đường ông đã đi qua không ai thực sự hiểu. Lor-ca đã dặn Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta, lời dặn đó thể hiện nhân cách nghệ sĩ,tình yêu say đắm với nghệ thuật và tình yêu tha thiết với đất nước Tây Ban Nha của Lor- ca. Lor- ca cho rằng cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để thi ca đó không trở thành vật án ngữ, cản trở sự sáng tạo nghệ thuật, để nghệ thuật của ông được phát triển và thay thế bằng nghệ thuật mới của lớp trẻ, hay hơn, giá trị hơn, hiện đại hơn...

+ Hình ảnh “giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng" gợi lên sự kiện sau khi sát hại Lor-ca, bọn phát xít muốn phi tang, đã ném xác người nghệ sĩ xuống giếng. Hình ảnh này gợi lên nhiều cách hiểu, nhiều ý nghĩa: giọt nước mắt (và) vầng trăng, giọt nước mắt (với) vầng trăng, giọt nước mặt (như) vầng trăng, giọt nước mắt (của) vầng trăng, giọt nước mắt (là) vầng trăng. Dù hiểu theo cách nào thì giọt nước mắt cũng gợi lên sự đau thương, vầng trăng gợi lên sự lung linh, huyền ảo, vĩnh hằng.

+ Hình ảnh “dòng sông rộng vô cùng/ Lor-ca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc" gợi lên chuyến đi linh thiêng vào cõi vĩnh hằng của người nghệ sĩ thiên tài.

4. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.

- Sử dụng hình ảnh, biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung.

- Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.

 

Gợi ý Văn 12 soạn bài Đàn ghi ta của Lorca do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (283)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy