ican
Soạn Văn 12
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Văn 12 bài Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

- Hoàng Phủ Ngọc Tường -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 203)

Sông Hương mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, được thể hiện qua những so sánh và những hình ảnh đầy ấn tượng:

- Là “bản trường ca của rừng già” → Nhấn mạnh Sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng vừa trữ tình, như bản trường ca bất tận của thiên nhiên;

- Là “cô gái Digan phóng khoáng và man dại” → Nhấn mạnh vẻ đẹp hoang dại nhưng tình tứ của dòng sông. Tác giả nhân hoá con sông khiến nó hiện lên như một con người có cá tính và tâm hồn;

- Là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” → Sông Hương như một đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hoá.

- “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”.

→ Sự tài hoa của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng kì thú, ngôn từ gợi cảm, câu văn dài, chia làm nhiều vế liên tục gợi dậy dư vang của trường ca; thủ pháp điệp cấu trúc kết hợp với những động từ mạnh tạo âm hưởng mạnh mẽ của con sông giữa rừng già.

Câu 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 203)

- Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức.

- Vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi. Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích, gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước.

- Nghệ thuật:

+ Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh tg đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn từng bước đi của sông Hương

+ Những câu văn giàu chất hoạ, giàu cảm xúc và liên tưởng.

Câu 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 203)

- Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, nó như tìm được chính mình nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.

- Nó có những đường nét tinh tế: “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”.

- “điệu chảy lặng tờ” của con sông khi ngang qua thành phố đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.

- Phải rất hiểu sông Hương, tác giả mới cảm nhận thấm thía vẻ đẹp con sông lúc đêm sâu. Đó là lúc mà âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành. Khi đó, trong không khí chùng lại của dòng sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.

Câu 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 203)

- Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc “...”.

- Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”.

- Sông Hương còn là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.

Câu 5. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 203)

Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường (Nghệ thuật bài kí):

- Thể loại bút kí

- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ,...

- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Hình tượng sông Hương

a. Sông Hương vùng thượng lưu

qua những so sánh và những hình ảnh đầy ấn tượng:

- Là “bản trường ca của rừng già” → Nhấn mạnh Sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng vừa trữ tình, như bản trường ca bất tận của thiên nhiên;

- Là “cô gái Digan phóng khoáng và man dại” → Nhấn mạnh vẻ đẹp hoang dại nhưng tình tứ của dòng sông. Tác giả nhân hoá con sông khiến nó hiện lên như một con người có cá tính và tâm hồn;

- Là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” → Sông Hương như một đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hoá.

- “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”.

→ Sự tài hoa của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng kì thú, ngôn từ gợi cảm, câu văn dài, chia làm nhiều vế liên tục gợi dậy dư vang của trường ca; thủ pháp điệp cấu trúc kết hợp với những động từ mạnh tạo âm hưởng mạnh mẽ của con sông giữa rừng già.

b. Sông Hương khi chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế

- Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức.

- Vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi. Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích, gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước.

c. Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế

- Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, nó như tìm được chính mình nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.

- Nó có những đường nét tinh tế: “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”.

- “điệu chảy lặng tờ” của con sông khi ngang qua thành phố đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.

- Phải rất hiểu sông Hương, tác giả mới cảm nhận thấm thía vẻ đẹp con sông lúc đêm sâu. Đó là lúc mà âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành. Khi đó, trong không khí chùng lại của dòng sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.

d. Sông Hương trong lịch sử và thơ ca

- Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc “...”.

- Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”.

- Sông Hương còn là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.

2. Nhan đề tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

- Tên của dòng sông được lí giải bằng một huyền thoại mĩ lệ: đó là chuyện về cư dân hai bên bờ sông nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. Huyền thoại về tên dòng sông đã nói lên khát vọng của con người ở đây muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hoá, lịch sử, địa lý quê hương mình.

3. Nghệ thuật

- Thể loại bút kí

- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, ...

- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Bài tập. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 203)

Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.

Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: Ai đã đặt tên cho dòng sông?...

(Trích Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?...Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Gợi ý:

- Ý chính của văn bản: Tác giả ca ngợi sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.

- Các từ ngữ gạch chân tinh tế , khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt : vừa ca ngợi sông Hương là nguồn cảm hứng của thi ca, đồng thời phát hiện ra phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ khi viết về sông Hương

 

Gợi ý Văn 12 Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

 

Đánh giá (280)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy