RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
1. Viết phần mở bài
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 112)
Chọn mở bài thứ 3 vì:
- Mở bài (1): Đầy đủ nhưng đưa quá nhiều thông tin về lai lịch của tác giả không cần thiết, tạo nên sự nhàm chán cho người đọc, khiến người đọc nghĩ đây là phần tiểu sử chứ không phải phân tích giá trị nghệ thuật tình huống truyện.
- Mở bài (2): Thông tin phần đầu được đưa không chính xác, giới thiệu đề tài và định hướng nội dung làm bài.
- Mở bài (3): Phần viết logic, hợp lí.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 113)
Các mở bài đều có vai trò giới thiệu và làm nổi bật nội dung vấn đề cần nghị luận, cụ thể qua từng mở bài như sau:
- Mở bài 1:
+ Đề tài được triển khai trong văn bản là nội dung bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta 1945.
+ Tính tự nhiên, hấp dẫn khi trích hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn của Mĩ, Pháp với cơ sở tư tưởng và nguyên kí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam.
- Mở bài 2:
+ Đề tài văn bản là nội dung nghệ thuật của Tống biệt hành – Thâm Tâm.
+ Sử dụng phương pháp so sánh tương đồng để nêu đề tài, giới thiệu (so sánh giữa Thâm Tâm và Tống biệt hành- Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu.
- Mở bài 3:
+ Đề tài: độc đáo, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
+ Tính tự nhiên và hấp dẫn: nêu thành tựu trước Nam Cao, tạo đòn bẩy nổi bật tài năng của Nam Cao.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 114)
Phần mở bài cần đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Mở bài: giới thiệu đối tượng, đề tài, vì vậy cần nêu ngắn gọn xuất xứ của đề tài, thông báo chính xác, ngắn gọn đề tài, hướng người đọc vào nội dung bàn luận một cách tự nhiên và gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản, cách hành văn tạo hứng thú cho người đọc.
2. Viết phần kết bài
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 114)
Chọn kết bài thứ 2 vì:
- Kết bài 1: Liên kết lỏng lẻo với thân bài, không tập chung toát lên nội dung khái quát và khẳng định được hình tượng ông lái đò tài hoa, điệu nghệ.
- Kết bài 2: Hoàn chỉnh, khái quát nhận định, có phần mở rộng và phát triển đề tài. Tính liên kết chặt chẽ với thân bài.
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 115)
- KB 1: nêu khái quát, khẳng định vấn đề đã đề cập ở mở bài và thân bài đó là: nước Việt có quyền hưởng tự do, độc lập, liên hệ, mở rộng khía cạnh quan trọng của vấn đề.
- KB 2: Nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước kết, phần kết chỉ nhấn mạnh khẳng định bằng một câu ngắn gọn, sau đó mở rộng và nêu được nhận định khái quát.
→ Hai kết bài, đều dùng phương tiện thể hiện liên kết chặt chẽ giữa kết bài và các phần trước đó của văn bản, có dấu hiệu đánh dấu việc kết thúc trình bày vấn đề.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 115)
Chọn C - Thông báo việc trình bày vấn đề đã hoàn thành, nêu đánh giá khái quát và gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Mở bài cần thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài hướng người đọc về đề tài một cách tự nhiên.
- Kết bài cần thông báo kết thúc đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật, liên tưởng mở rộng.
III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 116)
Sự giống và khác nhau giữa hai mở bài
* Giống: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, đầy đủ ý.
* Khác:
- MB 1:
+ Giới thiệu trực tiếp ngắn gọn vấn đề, khái quát về tác phẩm, nội dung cần nghị luận => nhấn mạnh phạm vi vấn đề.
- MB 2:
+ Gợi mở vấn đề liên quan nội dung chính qua luận cứ, luận chứng => giới thiệu tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho sự tiếp nhận.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 116)
- MB chưa đạt yêu cầu: đưa thừa thông tin về tác giả. Đưa ra luận điểm: bi kịch của Mị tỉ mỉ quá, luận điểm về vẻ đẹp phẩm chất của Mị chỉ giới thiệu được sức sống tiềm tàng.
- KB: Không đưa ra được nhận định, ý nghĩa vấn đề trùng lặp với mở bài. Lỗi lặp từ, lỗi liên kết
Sửa lại:
MB: Tô Hoài - một nhà văn của vùng đất Hà Nội. Ông chính là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Dế Mèn phiêu lưu kí, Truyện Tây Bắc,... Một trong số đó ta không thể không nhắc đến truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nằm trong tập Truyện Tây Bắc được ông dày công viết. Truyện kể về số phận bi thương, bị tước đoạt quyền sống của những người dân vùng cao sống trong chế độ nửa thực dân nửa phong kiến với những hủ tục lạc hậu. Nổi bật trong truyện là hình ảnh nhân vật Mị, một người phụ nũ có sức sống tiềm tàng, dù sống trong lầm lũi nhưng ở Mị ta thấy được khát vọng sống, một vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân vùng cao.
KB: Mị - đại diện điển hình cho những người phụ nữ vùng cao nói riêng và những người nông dân nói chung. Dù phải sống cuộc sống không khác gì những con vật nhưng ta vẫn thấy ngọn lửa, niềm tin, niềm khao khát hạnh phúc trong con người Mỹ. Quyết định chạy trốn theo lá cò Đảng là hành động dũng cảm và đúng đắn hơn bao giờ hết.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 116)
- MB: Xuân Quỳnh - nhà thơ nữ hiếm hoi trong thơ ca Việt Nam. Nhắc đến bà là người ta nhắc đến tình yêu và khát vọng hạnh phúc đời thường của người phụ nữ trẻ. Và “sóng” chính là một trong những minh chứng cho những tâm tư thầm kín, những trạng thái, sự biến chuyển tinh tế của tâm hồn người thiếu nữ khi. Bà đã mượn hình tượng sóng nhiều tầng nghĩa để diễn tả khát khao tình yêu hồn nhiên, mãnh liệt và luôn sôi nổi của người phụ nữ. Sóng và em nhu hòa làm một đánh những đợt sóng đầy yêu thương và dạt dào cảm xúc.
- KB: Sóng hiện lên bàng tất cả những tình cảm thầm kín của người con gái khi yêu. Từ những thắc mắc để lí giải tình yêu đến nỗi khát khao niềm đam mê bất tận nỗi nhớ nhung cùng sự sôi nổi và suy tư lắng đọng rồi cả ước mơ, Xuân Quỳnh đã cho ta thấy một tình yêu thật mong manh và đẹp đẽ. Thơ tình Xuân Quỳnh mang lại khoảng bình yên cho tâm hồn người đọc, mang lại tình yêu cho đôi lứa đang yêu.
Gợi ý Văn 12 Soạn Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ