PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
II, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 172)
Các loại văn bản hành chính thường gặp liên quan đến công việc học tập trong nhà trường: biên bản họp lớp, đơn xin nghỉ học, đơn xin miễn giảm, đơn xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giấy chứng nhận, sơ yếu lí lịch,bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, học bạ, công văn, văn bằng…
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 172)
Văn bản là Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc ban hành chương trình THCS.
- Đặc điểm chính là:
+ Trình bày, kết cấu: văn bản được trình bày theo khuôn mẫu thống nhất có kết cấu 3 phần.
+ Phần đầu: có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành ( Bộ giáo dục đào tạo), bên dưới có số hiệu văn bản ( 03/2002/ QĐ – BGD&ĐT), thời gian ( 24/01/20020 và địa điểm ban hành (Hà Nội).
+ Phần chính: Nội dung chính của văn bản.
+ Phần cuối: chức vụ (Thứ trưởng), chữ kí, họ và tên người kí, nơi nhận.
- Từ ngữ: sử dụng từ ngữ mang sắc thái trung tính
- Câu văn: kết cấu văn hành chính (căn cứ… quyết định). Mỗi ý quan trọng được tách xuống dòng, viết hoa đầu dòng
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 172)
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
...............ngày.....tháng....năm
BIÊN BẢN HỌP
Thời gian bắt đầu:
Địa điểm:
Thành phần cuộc họp
Chủ trì cuộc họp:
Thư kí:
Nội dung cuộc họp:
Cuộc họp kết thúc lúc: ...Giờ…. Ngày…. Tháng….Năm…..
Thư kí Chủ tọa
(Chữ kí) Chữ kí và dấu (nếu có)
II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,… (gọi chung là các cơ quan), hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân vơi nhau trên cơ sở pháp lí.
- Phong cách ngôn ngữ hành chính có ba đặc trưng cơ bản: tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ.
Gợi ý Văn 12 Soạn phong cách ngôn ngữ hành chính do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ