HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 153)
Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt, tác giả muốn gửi gắm các thông điệp:
- Bi kịch con người chính là không được là chính mình: phải sống nhờ, nương tựa vào người khác, một tâm hồn cao quý thanh tao lại cư ngụ trong vẻ ngoài thô lỗ, cục cằn. Sự hoán đổi bất hợp lí này nhắc nhở chúng ta rằng sự sống sẽ chỉ có ý nghĩa khi kết hợp hài hòa thân xác và tâm hồn, sống trọn vẹn với những cảm xúc và hình hài của bản thân.
- Trương Ba đối thoại với hàng thịt, ông chán cái thể xác kềnh càng, thô tục và muốn thoát khỏi chung nhưng không thể thay đổi tình thế. Thể hiện thái độ đấu tranh với nghịch cảnh để chống lại sự dung tục, hoàn thiện nhân cách với những giá trị tinh thần cao quý.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 154)
Nguyên nhân chính khiến người thân và chính bản thân Trương Ba cảm thấy đau khổ nhất chính là:
- Lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười, trớ trêu. Sự thay đổi khiến cho người thân của ông phải chịu đựng, chứng kiến những mâu thuẫn.
+ Người vợ : buồn bã, nhất quyết đòi bỏ đi vì ông không còn là ông của ngày xưa.
+ Cái Gái cháu ông : Nó khước từ tình cảm của ông, nó giận giữ vì bản tay giết lợn kia làm hỏng biết bao nhiêu thứ " Ông xấu lắm, ác lắm! Lão đồ tể, cút đi".
+ Người con dâu: hiểu chuyện nhưng vẫn sợ mỗi ngày bố thay đổi đến mức không thể nhận ra.
- Dù không muốn đôi khi Trương Ba vẫn phải làm những điều trái ngược với tư tưởng của bản thân khi thể xác đòi hỏi. Chính bản thân Trương Ba cũng không nhận ra mình, đó cũng là sự thật khi con người để nhu cầu thể xác lấn át tâm hồn.
→ Trương Ba rơi vào tình trạng bị xa lánh, không ai yêu quý, thấu hiểu.
Thái độ của Trương Ba: Hồn ông không thể chịu đựng nổi, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát mà quyết liệt. Lời độc thoại ấy có tính chất quyết định tới hành động châm hương xin Đế Thích cho mình được giải thoát còn hơn là việc sống trong dằn vặt không là chính mình.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 154)
Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau:
- Trương Ba nghĩ và thực tế ông cảm nhận được những sự khó chịu khi phải mượn thân xác người khác để trú ngụ. Sống phải là chính mình còn nếu sống trong người khác sẽ làm cho bản tính của ta bị mờ nhạt dần và dần sẽ bị tha hóa bởi những dục vọng.
- Còn Đế Thích cho rằng: chỉ cần sống, tồn tại trên đời là được vậy nên mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, Đế Thích chỉ nghĩ chỉ cần có người chơi cờ với ngài và Trương Ba vẫn được sống bên cạnh gia đình nhưng ngài không thể hiểu ràng nỗi khổ của Trương Ba.
- Lời trách móc của Trương Ba với Đế Thích:
+ Mượn thân xác người khác để sống nhưng tính cách của mình bị mai một.
+ Tâm hồn của ông đau khổ khi phải sống trong thân xác của kẻ khác.
- Ý nghĩa: Thông qua cuộc trò chuyện của Trương Ba và Đế Thích ta thấy rằng:
+ "Không thể bên trong một đàng, bên ngoài một đàng", con người cần phải có sự thống nhất hòa hợp về cả tâm hồn và thể xác. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng, không thể chỉ đổ lỗi cho xác và vỗ về bằng những hình ảnh đẹp siêu hình của tâm hồn.
+ Sống nhờ gửi, chắp vá, không được là chính mình chính là điều nhạt nhẽo, vô nghĩa nhất trên cuộc đời.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 154)
- Trương Ba kiên quyết đòi trả lại xác hàng thịt, Đế Thích tỏ ý muốn cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tí, nhưng Trương Ba từ chối:
+ Trương Ba thấm thía được nỗi đau không được là chính mình, bên ngoài và bên trong không đồng nhất. Huống gì ông mang tâm hồn của ông lão nhưng mang thân xác một đứa trẻ, đó là sự vênh lệch, hoàn toàn không hợp lí.
+ Ngoài việc trú ngụ nhờ thân xác người khác, nó sẽ làm cho tâm hồn ông mờ nhạt hơn, Trương Ba muốn sống là chính mình chứ không phải là bất kì ai khác với đúng dáng vẻ.
- Trương Ba nhận thức tỉnh táo và vì thương cu Tị nên ông dứt khoát nhường lại sự sống cho cu Tị, còn ông thì chết hẳn.
Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 154)
Đoạn kết là một Trương Ba đã đi lên thiêng đàng nhung ông vẫn là ông không phải trong thân xác của ai hết, vẫn ở bên cạnh những người thân yêu của ông. Vẫn nguyên vẹn giá trị danh dự và phẩm chất của người chồng, người cha, người ông mẫu mực. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi là chính mình, làm điều mình thích. Cuộc đấu tranh giữa phần xác và phần hồn cho ta thấy , ta phải biết đấu tranh, vượt qua những cám dỗ, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách thanh cao.
II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Giá trị nội dung
Được sống làm người quý giá thật, nhưng đưuọc sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết dấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
- Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật xây dựng tình huống kịch độc đáo, đối thoại kịch giàu kịch tính, chiều sâu.
III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 154 )
Giả định Trương Ba được sống tiếp khi được trú ngụ trong xác cu Tị.
- Trương Ba sẽ sống trong hình hài của một đứa trẻ con, hằng ngày được mẹ chăm sóc và phải chơi những trò con nít với cái Gái - cháu của ông.
- Chị Lụa không chấp nhận sự thật cu Tí duy nhất mà mình yêu thương lại là ông Trương Ba nhập vào, một người già nua và đáng tuổi cha mình lại nằm trong hình hài con mình, hằng ngày chăm sóc cho ăn, tắm rửa,...
- Khi Trương Ba trở về nhà mình, lại một lần nữa làm mọi người một phen bị náo loạn. Mọi người trong gia đình Trương Ba vẫn một lần nữa không chấp nhật sự thật Trương Ba sống lại trong thân thể người khác. Trương Ba nói chuyện với Đế Thích và xin được chết thay cu Tị.
Gợi ý Văn 12 Soạn Hồn Trương Ba, da hàng thịt siêu ngắn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ