ican
Ngữ Văn 12
Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)

Soạn Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)

Văn 12 bài Soạn Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo): Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (TIẾP THEO)

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 155)

a) Điểm giống và khác nhau giữ hai đoạn văn:

 

Đoạn (1)

Đoạn (2)

Giống

  • Giọng điệu của cả hai đoạn đều khẳng định tội ác của thực dân Pháp
  • Lời văn trang nghiêm, khẳng định, dứt khoát

Khác nhau

Giọng văn sôi nổi, hào hùng, mạnh mẽ

Trầm mặc, tha thiết

b) Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu:

- Đoạn 1: đối tượng là cả dân tộc đòi lại nền độc lập, vấn đề lớn cấp thiết và mạnh mẽ.

- Đoạn 2: Đối tượng là thơ Hàn Mặc Tử, lí giải tên “thơ điên, thơ loạn” thực chất là thể hiện sức sống phi thường, lòng ham sống, nó được viết theo phong cách thơ của ông.

c) Cách sử dụng từ ngữ: kiểu câu, biện pháp tu từ:

- Đoạn 1: sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ chính trị, xã hội, được sử dụng phép lặp cú pháp, phép song hành, liệt kê.

- Đoạn 2: từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 156 )

a) - Đoạn 1: lời kêu gọi đồng bào toàn quốc => giọng điệu hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Dùng ngôn ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh, sử dụng biện pháp lặp cú pháp.

- Đoạn 2: được viết để bình luận với ý châm biếm hiện tượng “bụng phệ”. => giọng hài hước, dí dỏm pha chút châm biếm, sử dụng từ ngữ đa nghĩa lại ẩn ý.

b) Đặc điểm văn nghị luận: trang trọng, nghiêm túc

- Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận trang trọng nghiêm túc.

- Các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu phù hợp với nội dung cụ thể, sôi nổi, trầm lặng.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 156 )

Đặc điểm quan trọng của giọng điệu trong văn nghị luận: thể hiện được cảm xúc, thái độ, cách đánh giá thông qua từ ngữ, câu, các phép tu từ từ vựng, cú pháp.

 

II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 157 )

- Đoạn 1: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp tuyên bố độc lập.

+ Người sử dụng nhiều từ ngữ chính trị.

+ Kiểu câu lặp cú pháp, kiểu câu song hành.

→ Giọng điệu đoạn văn rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ.

- Đoạn 2: nói về thời thơ Tú Xương, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều từ ngữ tài hoa. Tác giả sử dụng nhiều kiểu câu điệp câu trúc, song hành cú pháp → giọng điệu, phong cách riêng.

- Đoạn 3: Viết theo lối so sánh làm nổi bật điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn của Kiều, Từ Hải. Đoạn văn sử dụng nhiều cặp tính từ tương phản, tạo điểm nhấn, giọng điệu nhẹ nhàng.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn, tập 2 – trang 157)

Đề 1: Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay

Dàn ý

1. Mở bài: Thanh niên chính là người làm chủ đất nước. Tuổi trẻ là lứa tuổi tràn đầy nhựa sống, nhiều khát khao, hoài bão, ước mơ. Nhưng không phải ai cũng có thể lựa chọn nghề với đúng ước mơ, ý định của bản thân. Nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng tới tương lai chính vì vậy mỗi người cần phải có quan điểm, định hướng đúng đắn để thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.

2. Thân bài:

* Giải thích khái niệm nghề nghiệp : cụm từ để chỉ công việc mà con người sẽ gắn bó, được đào tạo, được học hỏi chuyên môn để tạo ra các sản phẩm tinh thần, vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân..

* Bàn luận về việc chọn nghề nghiệp đặc biệt là thanh niên

- Dựa trên cơ sở về năng lực, sở thích.

- Chọn đúng nghề sẽ mang lại niềm say mê, hứng thú với công việc, có cơ hội phát huy năng lực và ngược lại nếu chọn sai sẽ mất cơ hội, tuổi trẻ, cuộc sống thiếu ý nghĩa.

- Lựa chọn công việc phù hợp với bản thân chưa bao giờ là dễ dàng “nghề chọn người”, lấy Ví dụ:

+ Thuận lợi trong xã hội ngày nay: Xã hội phát triển, nhu cầu nhân sự tăng cao, có nhiều công việc.

+ Khó khăn: Đòi hỏi người lao động có trình độ cao, càng mức thu nhập cao thì lại càng đòi hỏi trình độ mà dân trí Việt Nam dù đnag phát triển nhưng vẫn được coi là thấp so với thế giới. Thêm vào đó là sự thừa thiếu nhân lực, phân bố không đều .

* Phải làm sao để chọn nghề cho phù hợp?

- Biết điểm mạnh điểm yếu của bản thân, xác định được mục tiêu để định hướng nghề nghiệp ngay khi còn đnag ngồi trên ghế nhà trường.

- Phải có ý thức rèn luyện, học hỏi, nâng cao trình độ để đáp ứng sự phát triển của xã hội.

- Giới trẻ ngày nay thụ động có tư tưởng bố mẹ gia đình lo cho nên không có ước mơ hoài bão, không có định hướng nghề nghiệp dẫn đến chán nán và cuộc sống bế tắc , không có ý nghĩa. Cũng có một số bạn dù không có khả năng nhưng cố chấp theo đuổi. Lựa chọn nghề nghiệp cần sự kết hợp năng lực, đam mê, sở thích.

3. Kết bài: Có nghề nghiệp bạn sẽ có một bước đệm vững chắc để dẫn đến thành công, nền móng xây đắp hạnh phúc.

Gợi ý Văn 12 Soạn Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (424)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy