LUẬT THƠ (TIẾP THEO)
GỢI Ý LUYỆN TẬP
Bài 1. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 127)
Sóng là bài thơ ngũ ngôn hiện đại, Mặt trăng là thơ ngũ ngôn truyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau:
a. Giống nhau:
- Mỗi câu có năm tiếng.
- Đều có thể dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vẫn cách, …
- Các thanh bằng trắc cũng có thể đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.
b. Khác nhau:
Khác nhau:
Sóng - Xuân Quỳnh | Mặt trăng - khuyết danh |
- Vần: sử dụng linh hoạt, có vần cách (thế, trẻ), có vần chân (trẻ, bể, lớn, lên). - Số câu không hạn định. - Nhịp lẻ linh hoạt: 1/2/2, 2/3, 3/2. - Thơ hiện đại không bắt buộc phải đối thanh bằng/trắc nếu như có vị trí đó không ảnh hưởng nhiều đến sự thuận tai. | - Vần: một vần (độc vận), vần cách. - Số câu hạn định (tứ tuyệt: 4 dòng; bát cú: 8 dòng). - Nhịp : nhịp lẻ ⅔. - Hài thanh: yêu cầu nghiêm ngặt về đối thanh, đối nghĩa. |
Bài 2. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 127)
Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống:
* Gieo vần:
- Vần chân, vần cách: lòng - trong (giống thơ truyền thống).
- Vần lưng: lòng - không (sáng tạo).
- Nhiều vần ở các vị trí khác nhau: sông - sóng - trong lòng - không (3) - không (5) - trong (5) - trong (7) → sáng tạo.
* Ngắt nhịp:
- Câu 1 : 2/5 → sáng tạo
- Câu 2, 3, 4: 4/3→giống thơ truyền thống
Bài 3. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 127)
Mô hình âm luật bài thơ Mời trầu:
Bài 4. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 127)
Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới:
* Gieo vần: sông - dòng: vần cách
* Nhịp: 4/3
* Hài thanh:
- Tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T – B – B – T
- Tiếng 4: giang, mái, lại, khô: B –T – T – B
- Tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T – B – B – T
→ Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Gợi ý Soạn bài Luật thơ (phần tiếp theo) do chính đội ngũ giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo giáo án mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.