LUẬT THƠ
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Khái quát về luật thơ
a. Khái niệm:
Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định
b. Các thể thơ:
- Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói
- Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn
- Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…
c. Sự hình thành luật thơ:
Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:
* Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng:
- Số tiếng
- Vần của tiếng
- Thanh của tiếng
- Tiếng là cơ sở để ngắt nhịp (mỗi thể thơ có cách ngắt nhịp khác nhau).
* Số dòng trong bài thơ, quan hệ của các dòng thơ về kết cấu, về ý nghĩa cũng là yếu tố hình thành luật thơ
2. Luật thơ của một số thể thơ truyền thống
a. Thể lục bát:
- Số tiếng: Câu 6 - câu 8 liên tục
- Gieo vần:
+ Tiếng thứ 6 hai dòng
+ Tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục
- Nhịp: Chẵn, dựa vào tiếng có thanh không đổi (2, 4, 6 → 2/2/2)
- Hài thanh:
+ Tiếng 2 (B), tiếng 4 (T), tiếng 6 (B).
+ Đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát
b. Thể song thất lục bát:
- Số tiếng: 2 dòng 7, dòng 6 - dòng 8 liên tục.
- Vần:
+ Cặp song thất: tiếng 7 - tiếng 5 hiệp vần T.
+ Cặp lục bát hiệp vần B.
- Nhịp: 2 câu thất 3/4 ; lục bát 2/2/2
- Hài thanh: song thất: tiếng 3 linh hoạt B/T
c. Các thể ngũ ngôn Đường luật
- Số tiếng, số dòng
+ Ngũ ngôn tứ tuyệt:Số tiếng: 5, số dòng: 4.
+ Ngũ ngôn bát cú: Số tiếng: 5, số dòng: 8.
- Vần: độc vận, vần cách
- Nhịp: 2/3
- Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B - B, T - T ở tiếng thứ 2,4
d. Các thể thất ngôn Đường luật:
* Thất ngôn tứ tuyệt:
- Số tiếng: 7, số dòng: 4
- Vần: vần chân, độc vận, vần cách
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh: đối xứng giữa các tiếng 2,4 và phải niêm dính giữa các dòng 2,3; 1,4.
* Thất ngôn bát cú:
- Số tiếng: 7, số dòng: 8 (4 phần: đề, thực, luận, kết).
- Vần: vần chân, độc vận ở các câu 1, 2, 4, 6, 8
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh đối xứng giữa các tiếng 2,4,6 và phải niêm dính giữa các dòng 2,3; 4,5; 6,7 và 1,8.
e. Các thể thơ hiện đại:
- Ảnh hưởng của thơ Pháp
- Vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân
II. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Bài tập. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 - Trang 107)
a. Hai câu song thất:
- Gieo vần: Nguyệt, mịt: Tiếng thứ 7 và tiếng thứ 5
→ vần lưng
- Ngắt nhịp: 3/4
- Hài thanh: Tiếng thứ 3: thành, Tuyền: đều là tiếng B
b. Thể thất ngôn Đường luật:
- Gieo vần: xa, hoa, nhà: Tiếng cuối câu 1, 2, 4 → vần chân, vần cách ( hoa – nhà).
- Ngắt nhịp: 4/3
- Hài thanh: Tiếng thứ 2, 4, 6 tuân thủ đúng luật hài thanh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
+ Tiếng thứ 2 các dòng: suối, lồng, khuya, ngủ: T - B - B - T
+ Tiếng thứ 4 các dòng: như, thụ, vẽ, lo: B - T - T- B
+ Tiếng thứ 6 các dòng: hát, lồng, chưa, nước: T - B - B - T
Trên đây là gợi ý soạn bài Luật thơ do giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.