ican
Soạn Văn 11
Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hôi (làm bài ở nhà) (trang 35)

Soạn bài Viết bài làm văn số 6 – Nghị luận xã hội

Văn 11 bài Soạn bài Viết bài làm văn số 6 – Nghị luận xã hội: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Viết bài làm văn số 6 – Nghị luận xã hội giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

 

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

Hình thức

Kết cấu 3 phần:

Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề.

Thân bài: Làm rõ nội dung cần nghị luận

Kết bài: Rút ra bài học nhận thức và liên hệ bản thân.

Một số thao tác lập luận cần vận dụng vào bài viết

Thao tác lập luận phân tích

Thao tác lập luận so sánh

Thao tác lập luận bác bỏ

II. GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ BÀI

Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay.

Văn mẫu đề 1

A. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

B. Thân bài

1. Giải thích khái niệm

- “Vô cảm” có thể hiểu là không có tình cảm, cảm xúc

⇒ Căn bệnh này có thê hiểu là sự thờ ơ, không quan tâm đến những sự vật, sự việc xung quanh mình

2. Thực trạng, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong cuộc sống

- Căn bệnh vô cảm ngày càng phổ biến, lan rộng trong xã hội

+ Thờ ơ, vô cảm với những hiện tượng trái đạo lí, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội: Hiện tượng livestream trên mạng xã hội (hiện tượng học sinh cấp 2 tại Hải Dương), bắt gặp hiện tượng trộm cắp thì im lặng, học sinh thấy các hiện tượng tiêu cực như quay cóp, bạo lực học đường thì coi như không biết …

+ Thờ ơ, vô cảm với những nỗi buồn, nỗi đau của chính những người đồng bào: Gặp người tai nạn bị tai nạn giao thông xúm vào bàn bạc, quay phim, chụp ảnh. Bỏ qua những lời kêu gọi giúp đỡ của đồng bào miền Trung bão lũ,…

+ Thờ ơ, vô cảm với những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước: Thờ ơ với những cảnh đẹp quê hương, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh tại các điểm du lịch…

+ Thờ ơ, vô cảm với chính cuộc sống của bản thân mình: Hiện tượng học sinh đi học muộn, không chú ý học tập. Hiện tượng sinh viên thức rất khuya sử dụng smartphone, thể hiện sự thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân

3. Phân tích nguyên nhân

+ Sự phát triển nhanh chóng của cuộc sống khiến con người phải sống nhanh hơn, không còn thời gian để ý tới những gì xung quanh

+ Sự bùng nổ mạnh mẽ của những thiết bị thông minh dẫn đến sự ra đời của các trang mạng xã hội

⇒ Con người ngày càng ít giao tiếp trong đời thực

+ Sự chiều chuộng, chăm sóc, bao bọc quá kĩ lưỡng cha mẹ đối với con cái ⇒ coi mình là trung tâm, không để ý đến điều gì khác nữa

+ Sự ích kỉ của chính bản thân mỗi người

4. Bình luận về tác hại của hiện tượng

+ Hậu quả vô cùng to lớn: con người mất đi những chỗ dựa mỗi lúc khó khăn, xã hội tràn đầy những điều xấu, điều ác

+ Xa hơn, con người đánh mất đi những giá trị người tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng, làm lệch lạc những suy nghĩ của thế hệ tương lai.

5. Đề xuất các giải pháp phù hợp

+ Lên án, phê phán những hành vi tiêu cực, thờ ơ vô cảm đối với đời sống xung quanh

+ Hạn chế phụ thuộc vào các thiết bị thông minh, thế giới ảo…

+ Rèn luyện lối sống lành mạnh: Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người…

+ Tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tiễn trong các môn học: Đạo đức, giáo dục công dân để học sinh học cách yêu thương, chia sẻ

6. Liên hệ bản thân:

Cần lưu ý liên hệ những hành vi, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong chính môi trường học đường để hiểu và tránh.

C. Kết bài

- Khẳng định lại về hiện tượng đời sống đã bàn luận: Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng mà mỗi người cần tránh.

- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người: Mọi người cần chung tay đẩy lùi căn bệnh này.

Đề 2: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích" - một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.

Văn mẫu đề 2

A. Mở bài

- Dẫn dắt,giới thiệu thực trạng bệnh thành tích trong xã hội hiện nay.

B. Thân bài

1. Giải thích khái niệm về bệnh thành tích:

- Bệnh thành tích là gì? Sự theo đuổi hư danh, chạy theo thành tích bên ngoài để được mọi người tôn trọng, công nhận nhưng không chú trọng rèn luyện năng lực bản thân để xứng với những danh hiệu, thành tích đó.

2. Thực trạng vấn đề bệnh thành tích trong xã hội và giáo dục:

- Tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh ở các trường rất cao nhưng số học sinh thực sự đủ năng lực tốt nghiệp cần nhìn nhận lại.

- Điểm số và năng lực của học sinh đôi khi chênh lệch rất lớn.

- Các bằng cấp giả tràn lan khắp nơi.

- Các dịch vụ viết luận văn thuê, viết báo cáo thuê vẫn đang đắt hàng.

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thành tích:

- Nhu cầu chạy theo chỉ tiêu, thăng tiến trong công việc, mưu cầu địa vị xã hội.

- Ngại khó, lười nhác, muốn đạt thành tích nhưng không muốn cố gắn, không chịu phấn đấu.

- Thích được người khác nhìn lên, được ngưỡng mộ nhưng không có năng lực tương xứng.

4. Hậu quả của bệnh thành tích:

- Khiến con người hình thành nên tính chủ quan, dần không ý thức rõ được năng lực thực sự của mình, lơ là trong việc rèn luyện nâng cao năng lực bản thân.

- Chất lượng đầu ra của các trường ngày càng thấp, chất lượng đội ngũ làm việc trong tương lai ngày càng kém.

- Năng lực con người không theo kịp với bằng cấp, dễ tạo ra những sai lầm nghiêm trọng trong công việc, gây ra những hiệu quả khôn lường cho xã hội.

5. Giải pháp khắc phục vấn đề bệnh thành tích:

- Tuyên truyền, giáo dục nhận thức trong toàn xã hội về tầm quan trọng của việc rèn luyện năng lực, tích lũy kiến thức và tác hại của bệnh thành tích.

- Có những quy định, biện pháp kiểm soát chặt chẽ và xử phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân và tập thể vi phạm.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động khuyến khích rèn luyện và kiểm tra năng lực chuyên môn.

C. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

- Liên hệ bản thân

Đề 3: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh (chị) làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

Văn mẫu đề 3

A. Mở bài:

- Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận

B. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề cần bàn luận

- Thiếu trung thực là hành vi tiêu cực không tôn trọng sự thực đã xảy ra

- Thiếu trung thực trong thi cử là hành vi gian lận, mà học sinh sử dụng sự trợ giúp của tài liệu chứ không sử dụng kiến thức và năng lực thực của mình để thực hiện bài thi

2. Hiện trạng của vấn đề cần bàn luận

- Việc học sinh mang theo và sử dụng tài liệu trong thi cử hiện nay đã không còn là một việc hiếm thấy

- Thật đáng buồn khi chứng kiến cảnh mỗi lần đi qua phòng thi sau giờ thi ta có thể bắt gặp những mảnh giấy trắng xóa của tài liệu được photo giải rác trên hành lang rất nhiều trường hợp gian lận trong thi cử đã bị bắt gặp và xử lý một cách nghiêm khắc

- Rất nhiều học sinh với năng lực học tập ngày càng sa sút chỉ dựa vào việc gian lận để có được điểm số không đúng với thực lực của mình

3. Nguyên nhân của vấn đề

a. Nguyên nhân chủ quan

- Thái độ lười học của học sinh khiến cho bản thân không có đầy đủ kiến thức cho kì thi nên phải gian lận

- Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.

b. Nguyên nhân khách quan

- Rất nhiều bậc phụ huynh đặt áp lực cho con cái về điểm số hay thứ hạng trong học tập, khiến cho học sinh phải bất chấp mọi cách để đạt điểm cao và thành tích tốt

- Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn

- Quy chế thi cử lỏng lẻo không chặt chẽ, chỉ cảnh cáo nhẹ chứ không có hình thức phê bình nghiêm khắc

4. Tác hại của vấn đề

- Học sinh không được trang bị kiến thức một cách chắc chắn đầy đủ nhất

- Tạo thói quen ỷ lại lười nhác

- Tình trạng bằng giả điểm giả tràn lan khiến cho học sinh sinh viên mất đi cơ hội để phát triển bản thân thật sự, ảnh hưởng đến kinh tế chung của xã hội

- Nền giáo dục của đất nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiếu nhân tài, kém phát triển

5. Biện pháp giải quyết vấn đề

- Giải pháp xuất phát từ mỗi học sinh, mỗi học sinh cần phải chăm chỉ học tập được khẳng định năng lực của mình một cách trung thực

- Chống bệnh thành tích chống tệ nạn bằng giả điểm giả

- Có hình thức khen ngợi nhưng cá nhân có năng lực xuất sắc và đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm

- Gia đình và xã hội không nên đặt gánh nặng áp lực về điểm số nên học sinh để học sinh có thể tự do thoải mái phát triển bản thân một cách tốt nhất.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

- Liên hệ bản thân

Đề 4: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toan giao thông.

Văn mẫu đề 4

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

B. Thân bài

1. Hiện trạng

- Tình trạng giao thông hiện nay vô cùng đáng lo ngại

- Đã, đang và sẽ còn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi ngày

- Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: 8 tháng đầu năm 2017 cả nước xảy ra 12775 vụ tai nạn giao thông làm 5422 người chết và 10543 người bị thương

- Tình trạng giao thông hiện nay thực sự khiến chúng ta bàng hoàng

2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu an toàn giao thông hiện nay

- Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chưa chấp hành tốt luật lệ giao thông của người dân

- Do sự hiểu biết hạn hẹp của người dân về an toàn giao thông

- Do nhiều người còn có quan niệm về số mệnh mà không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông đều có thể phòng tránh được

- Do cơ sở hạ tầng giao thông còn nghèo nàn chưa đảm bảo an toà

- Do tình trạng giới trẻ đua xe, lạng lách . đánh võng …

- Do trách nhiệm của gia đình nhà trường quản lí con cái chưa tốt dẫn tới nhiều bạn trẻ có suy nghĩ lệch lạc coi thường an toàn giao thông.

3. Tác hại của việc thiếu an toàn giao thông

- Thiếu an toàn giao thông và tác hại của nó đang là nỗi lo và là vấn đề bức xúc của toàn xã hội

- Thiếu an toàn giao thông gây nên thiệt hại về tính mạng của cải của người tham gia giao thông

- Để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần

- Thiếu an toàn giao thông ảnh hưởng đến sự nhìn nhận đánh giá về tình hình phát triển của Việt Nam gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

- Vấn đề thiếu an toàn giao thông ở Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới

- Theo con số thống kê của du lịch thì hơn 70% du khách nước ngoài không muốn trở lại Việt Nam vì nhiều lí do nhưng một trong những lí do đáng kể là tình trạng thiếu an toàn giao thông

4. Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu an toàn giao thông

- Mỗi con người khi tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm bổn phận của mình để bảo vệ an toàn giao thông

- Nhà nước cần khắc phục các cơ sở hạ tầng giao thông kém để nâng cao sự an toàn cho người tham gia giao thông

- Cơ quan cảnh sát giao thông cần xử phạt nghiêm minh đối với các tình trạng thiếu an toàn giao thông để người dân rút kinh nghiệm

- Gia đình nhà trường cần quản lí tốt con em để chúng nhận thức được tác hại của thiếu an toàn giao thông

- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần xem xét lại bản thân để nhìn nhận một cách đúng đắn và sửa chữa góp phần giữ gìn an toàn giao thông chung của cả nước

C. Kết bài

- Khẳng định vấn đề

- Liên hệ bản thân

Đề 5: Theo anh (chị), làm thế nào để môi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp?

Văn mẫu đề 5

A. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

B. Thân bài

1. Giải thích

- Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất.

- Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

+ Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,…

+ Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,…

- Môi trường sạch đẹp là môi trường không bị ô nhiễm, , vẻ mĩ quan cao và có sự hài hòa…

2. Phân tích - Chứng minh: Môi trường sống sạch đẹp đang bị thu hẹp, nguyên nhân và hậu quả:

+ Thực trạng và nguyên nhân

- Hiện nay chúng ta phải đối mặt với tình trạng nguồn nước, không khí đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng vì sự vô trách nhiệm của con người.

- Rừng trên thế giới và ở nước ta đã bị khai thác, đốt phá quá mức, đang bị hủy hoại nghiêm trọng.

- Rác thải và xử lí nước thải ở mức báo động cao về độ an toàn vệ sinh, v.v…

+ Hậu quả:

- Môi trường bị ô nhiễm, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của con người. Bệnh dịch dễ phát sinh, hiện tượng căng thẳng mỏi mệt do môi trường gia tăng.

- Môi trường ô nhiễm làm xấu tổng thể mĩ quan, làm suy giảm sự phát triển kinh tế - xã hội…

3. Giải pháp bảo vệ môi trường sống sạch đẹp

* Đối với xã hội

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên phải hợp lí. Không làm ô nhiểm các nguồn nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bảo vệ trái đất.

- Cần có phương án bảo vệ các loài thú, đặc biệt là các loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Tích cực tu bổ làm phong phú thêm thiên nhiên (trồng cây, gây rừng).

- Khi xây dựng nhà ở, nhà máy, cơ sở sản xuất cần tôn trọng và thực hiện đúng các yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường và xử lí tích cực nguồn khói thải, nước thải, chất thải công nghiệp.

* Đối với cá nhân:

- Cần có những hành động thiết thực làm cho môi trường sống ngày càng sạch đẹp.

4. Bài học

- Việt Nam - một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề hết sức cấp bách…

- Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người,…

C. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

- Liên hệ bản thân

 

Gợi ý Văn 11 Soạn bài Viết bài làm văn số 6 – Nghị luận xã hội do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (306)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy