PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Tiếp theo)
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
1. Các phương tiện diễn đạt:
Về từ vựng:
Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, và có thể nói, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có lớp từ vựng rất đặc trưng.
Về ngữ pháp:
Câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác. Có thể viết câu ngắn như trong tin vắn, có thể viết câu dài với kết cấu phức tạp như trong phóng sự. Cũng có những câu gần gũi như ngôn ngữ hằng ngày như trong tiểu phẩm.
Về các biện pháp tu từ:
Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp. Trong báo chí, ta thấy không ít hình ảnh ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ,… Những biện pháp tu từ này nhằm diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại.
Ngoài ra, ở báo nói ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng, khúc chiết: ở báo nói thì chú ý đến khổ chữ, kiểu chữ phối hợp với màu sắc, hình ảnh,… tạo nên điểm nhấn trong thông tin.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
Tính thông tin sự kiện: Thông tin phải cập nhật, chính xác và đầy đủ; vừa đảm bảo tính khách quan, vừa có tác dụng hướng dẫn dư luận.
Tính ngắn gọn: Diễn đạt ngắn gọn nhưng vẫn chứa đựng lượng thông tin cao nhất.
Tính sinh động, hấp dẫn: Ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc qua cách dùng từ, đặt câu, đặc biệt là ở tiêu đề bài báo.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Các phương tiện diễn đạt
Về từ vựng:
Rất phong phú, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí có một lớp danh từ riêng. Tin tức: sử dụng danh từ riêng, phóng sự: sử dụng nhiều từ chỉ hình ảnh có trong đời sống hoặc ở một địa phương nhất định, bình luận thời sự: dùng nhiều từ ngữ có sắc thái chính trị, tiểu phẩm: sử dụng ngôn ngữ nhân vật.
Về ngữ pháp:
Câu văn trong ngôn ngữ báo chí thường ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa, đảm bào thông tin chính xác.
Câu ngắn trong tin vấn, câu dài trong bình luận, nhưng cũng có câu văn với lời nói hàng ngày trong tiểu thuyết.
Về các biện pháp tu từ
Sử dụng từ ngữ thể hiện sự so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, sử dụng câu ngắn kết hợp với câu dài,…
Ở dạng nói, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng, chuẩn mực.
Ở dạng viết, chú ý cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh.
Đặc trưng ngôn ngữ báo chí
Tính thông tin thời sự
Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội (thời gian, địa điểm, đối tượng, sự việc diễn ra).
Các thông tin phải đảm bảo chính xác và độ tin cậy.
Tính ngắn gọn
Lời văn báo phải ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu là tin vắn, tin nhanh, tin quảng cáo. Phóng sự, bình luận có thể viết dài, song không quá chiều dài ba trang báo. Báo dài thường có tóm tắt in đậm ở đầu đề.
Tính sinh động, hấp dẫn
Thể hiện nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu và khả năng kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi của bạn đọc.
Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Bài 1: SGK – 145
Bản tin An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cách mạng quốc gia Ô Tà Sóc thể hiện phong cách ngôn ngữ báo chí:
- Tính thông tin thời sự: cập nhật chính xác rõ ràng
+ Thời gian: ngày 3/2
+ Địa điểm: xã Lương Phi, huyện Tri Ôn, tỉnh An Giang
+ Sự kiện: công nhận di tích lịch sử.cấp quốc gi
+ Cơ quan cấp, nơi được nhận
- Tính ngắn gọn, giàu thông tin: chỉ gồm có hai câu nhưng chứa đựng đủ thông tin để người đọc hiểu
- Tính hấp dẫn: giới thiệu về danh sách danh lam thắng cảnh, các hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở,… thu hút sự chú ý của những người đã từng đến đây. Đồng thời kích thích sự tò mò khám phá của những người chưa từng đến nơi đây.
Bài 2: SGK – 145
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn từ tối mùng 9 đến ngày 10/10, hơn 500 hộ dân ở hai xã Tượng Sơn và Tế Nông, huyện Nông Cống có nhà bị ngập trong nước và cô lập với bên ngoài.Trong đó, nhiều nhà bị ngập hơn 50 cm, cuộc sống người dân gặp khá nhiều khó khăn. UBND xã Tương Sơn đã huy động lực lượng phòng chống lụt bão xuống các thôn nằm trong vùng bị ngập lụt, đưa người già, neo đơn, gia đình chính sách ra khỏi vùng ngập. Xã đã cấp phát mì tôm, lương thực và nước ngọt cho các hộ dân bị cô lập.
Tại xã Tế Nông, một đoạn đê bối (đê đắp vòng hai đầu nối với đê chính) của sông Hoàng bị vỡ với chiều dài khoảng 5m, khiến nhà của hơn 100 hộ dân ở thuộc xã này bị ngập trong nước.UBND xã Tế Nông đã huy động hơn 300 người dân cùng lực lượng công an xã, dân quân, đoàn viên, thanh niên, phối hợp với hơn 40 cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Nông Cống tăng cường về hiện trường nơi đê bị vỡ để ngăn không cho nước lũ chảy vào làng. Lực lượng chức năng và nhân dân địa phương đã đổ hàng trăm mét khối đất, cát, đóng hàng trăm chiếc cọc tre xuống đoạn đê bối bị vỡ. Nhờ kịp thời khắc phục sự cố theo phương châm 4 tại chỗ, đến đầu giờ chiều 10/10, đoạn đê bối này đã được gia cố, nước sông không chảy vào làng.
Mưa lớn với lượng mưa trên 200mm từ tối mùng 9 đến ngày 10/10, khiến nhiều tuyến phố như Trần Phú, Ngã tư Bưu điện tỉnh, Triệu Quốc Đạt, Tô Vĩnh Diện, Trường Thi, Nguyễn Du, Hải Thượng Lãn Ông... bị ngập. Hàng loạt phương tiện cơ giới chết máy dọc đường, khiến giao thông rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Lực lượng Cảnh sát Giao thông thành phố Thanh Hóa phải huy động các xe cứu hộ để chuyên chở các xe ô tô con bị chết máy dọc đường, nhằm tránh tình trạng ùn tắc. Chiều 10/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa đã phát lệnh báo động cấp III trên sông Yên và yêu cầu các huyện Nông Cống, Tĩnh Gia, Quảng Xương triển khai ngay việc tuần tra, canh gác đê.
Với những đoạn đê xung yếu, các địa phương cần rà soát phải lên phương án xử lý an toàn, đồng thời thông báo cho người dân biết để chủ động sơ tán khi mức nước lên cao.
Gợi ý Văn 11 Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp) do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.